Trí tuệ nhân tạo giúp điều gì?

Chủ nhật - 23/06/2024 08:36 | Tác giả bài viết: Hồng Thủy - Vatican News |   191
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: "Trí tuệ nhân tạo giúp điều gì? Nó nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của nhân loại, cải thiện phúc lợi và sự phát triển toàn diện của con người, hay nó phục vụ để làm phong phú và tăng cường quyền lực vốn đã cao của một số ít gã khổng lồ công nghệ bất chấp những nguy hiểm cho nhân loại?".
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (1)
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (1)

ĐTC Phanxicô: Trí tuệ nhân tạo giúp phát triển toàn diện con người hay chỉ phục vụ một số ít bất chấp nguy hiểm?

Tiếp các tham dự viên Hội nghị quốc tế được tổ chức bởi Tổ chức "Centesimus Annus pro Pontifice" vào sáng thứ Bảy ngày 22/6/2024, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: "Trí tuệ nhân tạo giúp điều gì? Nó nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của nhân loại, cải thiện phúc lợi và sự phát triển toàn diện của con người, hay nó phục vụ để làm phong phú và tăng cường quyền lực vốn đã cao của một số ít gã khổng lồ công nghệ bất chấp những nguy hiểm cho nhân loại?".

 

Hồng Thủy - Vatican News

Hội nghị diễn ra tại Học viện Augustinianum ở Roma tập trung vào đề tài: “Trí tuệ nhân tạo và mô hình kỹ trị: làm thế nào để thăng tiến hạnh phúc của nhân loại, chăm sóc thiên nhiên và một thế giới hòa bình”.

Lấy con người làm trung tâm

Đức Thánh Cha nhận định rằng "Đây là một chủ đề đáng được quan tâm đặc biệt, bởi vì trí tuệ nhân tạo có ảnh hưởng đột phá đến nền kinh tế và xã hội và có thể có những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, đến mối quan hệ giữa con người và giữa các quốc gia, đến sự ổn định quốc tế và đến ngôi nhà chung của chúng ta".

Ngài đánh giá cao việc tổ chức "Centesimus Annus pro Pontifice" chú ý đến chủ đề Trí tuệ nhân tạo, thu hút các học giả và chuyên gia từ các quốc gia và ngành khác nhau, phân tích các cơ hội và rủi ro liên quan đến việc phát triển và sử dụng nó, với cách tiếp cận xuyên suốt và trên hết là với quan điểm lấy con người làm trung tâm, và ghi nhớ mối nguy hiểm của việc củng cố mô hình kỹ trị.

Trí tuệ nhân tạo vẫn đang và phải là một công cụ trong tay con người

Nhắc lại bài phát biểu trong Hội nghị G7 hồi tuần trước, Đức Thánh Cha nhắc rằng Trí tuệ nhân tạo vẫn đang và phải là một công cụ trong tay con người, có thể mang lại những biến đổi lớn lao, tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, ngài khẳng định "sự cần thiết tuyệt đối của việc phát triển và sử dụng Trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức, đồng thời mời gọi giới chính trị áp dụng các hành động cụ thể để quản lý quá trình công nghệ đang diễn ra theo hướng tình huynh đệ và hòa bình phổ quát".

Giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro từ Trí tuệ nhân tạo

Từ đó Đức Thánh Cha nhận định rằng trong bối cảnh này, Hội nghị góp phần tăng cường khả năng nắm bắt các khía cạnh tích cực của Trí tuệ nhân tạo và hiểu, giảm thiểu và quản lý các rủi ro, giao tiếp với thế giới khoa học để cùng nhau xác định các giới hạn đặt ra cho sự đổi mới nếu nó gây hại cho nhân loại".

Giáo dục và đào tạo cách sử dụng Trí tuệ nhân tạo

Ngài đưa ra các định hướng cho việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo, trong đó có nói đến việc "Phải khám phá vấn đề tế nhị và mang tính chiến lược về trách nhiệm đối với các quyết định được đưa ra bằng Trí tuệ nhân tạo".

"Phải xác định các biện pháp khuyến khích phù hợp và quy định hiệu quả, một mặt để kích thích sự đổi mới về mặt đạo đức có ích cho sự tiến bộ của nhân loại, mặt khác để ngăn cấm hoặc hạn chế những tác động không mong muốn".

"Toàn bộ thế giới giáo dục, đào tạo và truyền thông nên bắt đầu một quá trình phối hợp để nâng cao kiến ​​thức và nhận thức về cách sử dụng Trí tuệ nhân tạo một cách chính xác và truyền tải cho các thế hệ mới, từ thời thơ ấu, khả năng phê bình đối với những công cụ đó".

"Phải đánh giá tác động của Trí tuệ nhân tạo đối với thế giới công việc". (CSR_2789_2021)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây