Của Cải
Tìm kiếm của cải, thu về cho mình những gì vĩnh cửu thuộc về trần gian này, con người sẽ gặp đau khổ. Kinh nghiệm của con người cho biết, trần gian là phù thế, của cải góp được sẽ ra đi, lạc thú sẽ đổi lấy buồn chán. Một điều đơn giản, trần thế này là một nơi không hoàn hảo, không vĩnh cửu và con người đầy giới hạn.
Thu tích của cải nhưng làm thế nào giữ được nó?
“Cất vào kho và thụ hưởng nó”.
Câu chuyện dụ ngôn không đặt vấn đề tìm tiền thế nào, chỉ đặt câu hỏi dùng tiền thế nào? Ông nhà giàu tự nhủ: “Hồn ơi! mầy có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! ăn uống đi! hưởng đi!” (Lc 12, 19).
Tông Huấn Tin Mừng số 55 chỉ ra rằng: “Việc thờ con bò vàng thời xưa (xem Xh 32:1-35) nay đã trở lại dưới một dạng mới và sống sựợng là việc sùng bái ngẫu thần tiền bạc và sự chuyên chế của một nền kinh tế phi nhân không có một mục đích nhân bản đích thực. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu bộc lộ rõ sự mất thăng bằng và trên hết là sự thiếu quan tâm đối với con người; con người bị giản lược vào một nhu cầu duy nhất của họ mà thôi: tiêu thụ.”
Trong thế giới “tiêu thụ”, khát mong giàu có là động cơ thúc đẩy vô giới hạn, đè bẹp tất cả những gì cản trở gia tăng lợi nhuận, ngay cả tiêu chuẩn đạo đức làm người, phá hủy hệ sinh thái. Có rất nhiều ví dụ như thực phẩm bẩn, rau quả hóa chất không quan tâm đến người dùng nó., Tàn phá thiên nhiên, rác thải và chất độc thải vô trách nhiệm ra môi trường, không cần biết sống, chết những con người đang sống vùng miền đó.
“Làm giàu trước mặt Thiên Chúa”.
“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33)
Vua thép Andrew Carnegie nói khi ông đã giàu: “Chết trong sự giàu có là cái chết trong hổ thẹn”. Của cải Chúa ban cho mỗi người là nhằm chăm lo cho người nghèo khác.
“Trái tim của Thiên Chúa có một chỗ đặc biệt cho người nghèo, quá đặc biệt đến nỗi chính Ngài "trở nên nghèo" (2 Cr 8:9). Toàn bộ lịch sử cứu độ của chúng ta được đánh dấu bởi sự hiện diện của người nghèo. Ơn Cứu Độ đến với chúng ta từ tiếng "vâng" cất lên từ môi miệng của một cô thôn nữ ở một làng nhỏ ngay ngoại biên của một đế chế khổng lồ. Đấng Cứu Độ đã được sinh ra trong một máng cỏ, giữa các thú vật, giống như các đứa trẻ khác của các gia đình nghèo; Ngài cũng được dâng lên Đền Thờ cùng với một cắp bồ câu non, của lễ được thực hiện bởi những người không có khả năng mua một con cừu (x. Lc 2:24; Lv 5:7); Ngài được nuôi dưỡng trong một gia đình lao động bình thường và làm việc bằng chính đôi bàn tay của Ngài để có của ăn. Khi Ngài bắt đầu rao giảng về Vương Quốc Thiên Chúa, đám đông những người bị bóc lột đi theo Ngài, minh hoạ lời Ngài nói: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" (Lc 4:18). Ngài đoan chắc rằng những ai bị đè nặng bởi đau buồn và bị nghiền nát bởi sự nghèo nàn rằng Thiên Chúa có một nơi đặc biệt dành cho họ trong trái tim của Ngài: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em" (Lc 6:20); Ngài tự biến mình trở thành một trọng số họ: "Ta đói, các ngươi đã cho ăn", và Ngài dạy họ rằng lòng thương xót dành cho tất cả những người này là chìa khoá để vào thiên đàng (x. Mt 25:35 tt).” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 197)
Câu trả lời của dụ ngôn Chúa dạy: "Sự hoán cải thiêng liêng, sự mãnh liệt của tình yêu dành cho Thiên Chúa và anh em đồng loại, lòng nhiệt thành dành cho công lý và hoà bình, ý nghĩa Tin Mừng về người nghèo và về sự nghèo, là việc đòi hỏi hết tất cả mọi người" (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 201)
Tìm kiếm của cải, thu về cho mình những gì vĩnh cửu thuộc về trần gian này, con người sẽ gặp đau khổ. Kinh nghiệm của con người cho biết, trần gian là phù thế, của cải góp được sẽ ra đi, lạc thú sẽ đổi lấy buồn chán. Một điều đơn giản, trần thế này là một nơi không hoàn hảo, không vĩnh cửu và con người đầy giới hạn.
Thu tích của cải nhưng làm thế nào giữ được nó?
“Cất vào kho và thụ hưởng nó”.
Câu chuyện dụ ngôn không đặt vấn đề tìm tiền thế nào, chỉ đặt câu hỏi dùng tiền thế nào? Ông nhà giàu tự nhủ: “Hồn ơi! mầy có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! ăn uống đi! hưởng đi!” (Lc 12, 19).
Tông Huấn Tin Mừng số 55 chỉ ra rằng: “Việc thờ con bò vàng thời xưa (xem Xh 32:1-35) nay đã trở lại dưới một dạng mới và sống sựợng là việc sùng bái ngẫu thần tiền bạc và sự chuyên chế của một nền kinh tế phi nhân không có một mục đích nhân bản đích thực. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu bộc lộ rõ sự mất thăng bằng và trên hết là sự thiếu quan tâm đối với con người; con người bị giản lược vào một nhu cầu duy nhất của họ mà thôi: tiêu thụ.”
Trong thế giới “tiêu thụ”, khát mong giàu có là động cơ thúc đẩy vô giới hạn, đè bẹp tất cả những gì cản trở gia tăng lợi nhuận, ngay cả tiêu chuẩn đạo đức làm người, phá hủy hệ sinh thái. Có rất nhiều ví dụ như thực phẩm bẩn, rau quả hóa chất không quan tâm đến người dùng nó., Tàn phá thiên nhiên, rác thải và chất độc thải vô trách nhiệm ra môi trường, không cần biết sống, chết những con người đang sống vùng miền đó.
“Làm giàu trước mặt Thiên Chúa”.
“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33)
Vua thép Andrew Carnegie nói khi ông đã giàu: “Chết trong sự giàu có là cái chết trong hổ thẹn”. Của cải Chúa ban cho mỗi người là nhằm chăm lo cho người nghèo khác.
“Trái tim của Thiên Chúa có một chỗ đặc biệt cho người nghèo, quá đặc biệt đến nỗi chính Ngài "trở nên nghèo" (2 Cr 8:9). Toàn bộ lịch sử cứu độ của chúng ta được đánh dấu bởi sự hiện diện của người nghèo. Ơn Cứu Độ đến với chúng ta từ tiếng "vâng" cất lên từ môi miệng của một cô thôn nữ ở một làng nhỏ ngay ngoại biên của một đế chế khổng lồ. Đấng Cứu Độ đã được sinh ra trong một máng cỏ, giữa các thú vật, giống như các đứa trẻ khác của các gia đình nghèo; Ngài cũng được dâng lên Đền Thờ cùng với một cắp bồ câu non, của lễ được thực hiện bởi những người không có khả năng mua một con cừu (x. Lc 2:24; Lv 5:7); Ngài được nuôi dưỡng trong một gia đình lao động bình thường và làm việc bằng chính đôi bàn tay của Ngài để có của ăn. Khi Ngài bắt đầu rao giảng về Vương Quốc Thiên Chúa, đám đông những người bị bóc lột đi theo Ngài, minh hoạ lời Ngài nói: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" (Lc 4:18). Ngài đoan chắc rằng những ai bị đè nặng bởi đau buồn và bị nghiền nát bởi sự nghèo nàn rằng Thiên Chúa có một nơi đặc biệt dành cho họ trong trái tim của Ngài: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em" (Lc 6:20); Ngài tự biến mình trở thành một trọng số họ: "Ta đói, các ngươi đã cho ăn", và Ngài dạy họ rằng lòng thương xót dành cho tất cả những người này là chìa khoá để vào thiên đàng (x. Mt 25:35 tt).” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 197)
Câu trả lời của dụ ngôn Chúa dạy: "Sự hoán cải thiêng liêng, sự mãnh liệt của tình yêu dành cho Thiên Chúa và anh em đồng loại, lòng nhiệt thành dành cho công lý và hoà bình, ý nghĩa Tin Mừng về người nghèo và về sự nghèo, là việc đòi hỏi hết tất cả mọi người" (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 201)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan