Người đã mang lấy thương tích của chúng ta.
Như người mẹ có người con suy thận, cần được ghép thận để tiếp tục sống khỏe mạnh. Bà đã hy sinh hiến tặng cho con mình trái thận với ước mong con bà được sống.
Một người cha chăm chỉ công việc khuân vác hằng ngày ở bến xe. Chắt chiu từng đồng về nuôi dưỡng gia đình, lo cho con ăn học. Đến khi con thành tài, người cha đã kiệt sức an bình ra đi.
Không chỉ là phần thân xác đau khổ, tinh thần, tâm hồn thương xót người con lầm lạc của mình. Bà Monica đã mười tám năm cưu mang con thêm một lần nữa, trong nước mắt và cầu nguyện, hy sinh. Bà đã nhờ ơn Chúa, sinh lại một lần nữa người con của mình trong ân nghĩa Chúa.
Cuộc sống không tên của biết bao bậc cha mẹ, hy sinh, tần tảo, đêm ngày cầu nguyện cho con, cho cháu. Những con cháu sau này cũng được đong đầy phần phúc, ông bà, cha mẹ để lại, sống dồi dào.
Chẳng có đau khổ nào mà không mang lại hạnh phúc cho người khác, khi đã tự nguyện hiến dâng như của lễ hy sinh. Tất cả đều được biến đổi, nhờ tháp nhập vào sự thương khó của Chúa Giêsu. Đấng vô tội chết cho người có tội.
Nơi Thánh giá Chúa, con người có một điểm vươn tới trong những đau khổ phải chịu. Ở đó, con người nhận ra đau khổ không là nhà tù khóa chặt. Ở đó, con người thấy Thánh giá Chúa như chìa khóa để mở cánh cửa hạnh phúc, tương lai tươi sáng.
Trong đau khổ Thánh giá Chúa, con người được mời gọi đón nhận đau khổ ở đời này phải chịu, Thánh Phaolô nói: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh. Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã ủy thác cho tôi” (Cl 1,24-25).
Con người sinh ra không phải cho đau khổ mà qua đau khổ con người đạt tới vinh quang trong Nước Chúa. Giải thoát khỏi đau khổ nghĩa là biến đau khổ thành niềm vui Phục Sinh, niềm vui trong Chúa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn