Cứng lòng

Thứ năm - 16/03/2023 00:58 | Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa |   271
“Hôm nay nếu các ngươi nghe tiếng Người, các ngươi đừng cứng lòng nữa”

CỨNG LÒNG

tbd 160323a

 

“Hôm nay nếu các ngươi nghe tiếng Người, các ngươi đừng cứng lòng nữa”

Cứng lòng: biết mình sai mà không chịu sửa; biết người ta đúng mà không chịu nhận và không chịu học hỏi và làm theo.

Nguyên nhân của sự cứng lòng thì có nhiều. Có thể vì sợ bị phải bỏ một đam mê xấu, phải chừa một thói quen không tốt nào đó. Có thể vì sợ bị xem là sai lầm, là thua kém người ta, sợ quyền lực và phẩm giá bị hạ thấp trong khi mình đang đảm đương vai cao vị trọng ngoài xã hội hay trong các tập thể tôn giáo...

Biểu hiện sự cứng lòng: tự biện hộ hoặc khất lần khất la sự đổi thay; đòi hỏi người ta trưng thêm bằng chứng hay dấu chỉ (đòi phép lạ)...

Người cứng lòng nếu là dân chúng thì thường là đời sống luân lý cá nhân và hậu quả xem ra có giới hạn cách nào đó. Nếu là người trong vai vị lãnh đạo thì không chỉ trong đời sống luân lý cá nhân mà nhất là còn trong đường lối hoạt động, cung cách ứng xử... mà hậu quả thì rất nhiều người phải gánh chịu.

Thái độ của Chúa Giêsu trước sự cứng lòng của nhiều lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy giờ: dứt khoát không chiều theo đòi hỏi của người cứng lòng. Người khẳng định rằng không cho thế hệ gian ác này dấu lạ nào ngoài dấu lạ của ngôn sứ Giona đó là thẳng thừng vạch trần tội ác của người lầm lạc cho dù họ có vai cao hay vị trọng thế nào, đồng thời, bày tỏ thái độ cách dứt khoát: “Ai không thuận với Tôi là nghịch cùng Tôi...” (x.Lc 11, 23).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây