Gia Đình Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuộthttps://lebaotinhbmt.net/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 16/05/2020 08:32 |
1124
Bài thứ chín trong loạt bài “Cái nhìn về cuộc khủng hoảng” của linh mục Federico Lombardi để có một đức tính cần thiết cho thời gian này: sống kiên nhẫn, khoan dung chịu đựng lẫn nhau trong đời sống hàng ngày.
Bài thứ chín trong loạt bài “Cái nhìn về cuộc khủng hoảng” của linh mục Federico Lombardi để có một đức tính cần thiết cho thời gian này: sống kiên nhẫn, khoan dung chịu đựng lẫn nhau trong đời sống hàng ngày.
Trong bài viết mới hôm nay, Linh mục Lombardi nói về đức tính kiên nhẫn: chúng ta sẽ tiếp tục cần nó, sẽ không khôn ngoan khi nghĩ rằng tất cả đã kết thúc. Nhưng kiên nhẫn không chỉ là đức tính cần thiết của tình yêu đối với người khác, nó còn là đức tính của mức độ đức tin chúng ta.
Cả thời điểm cách ly vì đại dịch cũng như lúc nối lại các mối quan hệ và sinh hoạt, một đức tính kiên nhẫn lớn lao vẫn tiếp tục đòi hỏi chúng ta, mà có lẽ chúng ta chưa quen. Sống lâu chung với nhau trong gia đình, trong khoảng không gian nhỏ hẹp của căn nhà, không có lối thoát, không thư giãn hay không có các cuộc gặp nhau thông thường, chúng ta cảm thấy căng thẳng vì sợ lây bệnh và lo lắng cho tương lai, chắc chắn đây là một thách thức cho sự ổn định và các mối quan hệ của chúng ta. Lòng kiên nhẫn cũng cần cho các cộng đoàn, ngay cả trong cộng đoàn nhà tu, dù ở đây có thời gian cầu nguyện, có các quy tắc ứng xử quy định. Nhiều người cảm thấy căng thẳng, không chắc chắn, bức rức kể cả khi không thực sự bị lây nhiễm.
Trong thời điểm này, có nhiều đức tính trở nên quý hơn bình thường, trong đó có đức tính kiên nhẫn. Và tôi nghĩ chúng ta tiếp tục cần, vì tất cả chúng ta đều biết sẽ không cẩn thận nếu chúng ta nghĩ mọi sự đã kết thúc.
Kiên nhẫn là đức tính của cuộc sống hàng ngày. Không có nó, các mối quan hệ vợ chồng, gia đình hoặc công việc trước sau gì càng ngày càng căng thẳng, do các cú sốc, các xung đột xảy ra trong đời sống hàng ngày và thậm chí cuối cùng không thể chịu đựng nổi. Chúng ta phải lớn lên trong sự chấp nhận, khoan dung lẫn nhau, mặc dù có những lúc đẹp, nhưng nó cũng có các khía cạnh mệt mỏi của nó. Cách suy nghĩ thông thường hiện nay không giúp chúng ta thấy cố gắng này là cái giá của một cái gì cao cả hơn. Ngược lại, nó thường tạo sự không khoan dung, chỉ trích lỗi lầm và các giới hạn của người kia, nhanh chóng dễ dàng đưa đến tan vỡ, như đây là giải pháp duy nhất cho vấn đề. Nhưng đây có phải là trường hợp này không?
Chúng ta không nên xem bài Ngợi ca đức ái của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gởi tín hữu Cô-rin-tô (1 Co 13) là một bản văn hay, nhưng đây là “tấm gương” để chúng ta soi nhằm kiểm xem đức ái của mình có là chữ trống rỗng hay nó là thái độ cụ thể của chúng ta mỗi ngày.
Thánh Phaolô liệt kê 15 thái độ của đức ái. Đầu tiên: “đức mến là nhẫn nhục” và điều cuối cùng là: “đức mến chịu đựng tất cả.” Các đức tính khác của đức ái được xem là đức tin của mọi người, đức ái “không tìm tư lợi… không nóng giận… không nuôi hận thù…”
Nhưng kiên nhẫn không chỉ là phẩm chất cần thiết của tình yêu hàng ngày với người thân yêu và với tất cả những người khác mà chúng ta phải sống. Đó cũng là chiều kích của đức tin và hy vọng mà chúng ta cần để đi qua tất cả các sự kiện của cuộc sống và lịch sử. Thánh Giacôbê khuyên chúng ta nhìn vào người nông dân, là người biết chờ như chúng ta phải chờ đợi: “Anh em xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới” (Gc 5, 7-8).
Đối với các tín hữu kitô tiên khởi, đức tính kiên nhẫn gắn liền với lòng kiên trì trong đức tin trong các cuộc bách hại và các khó khăn họ phải đối diện vì họ là cộng đồng nhỏ bé, mong manh khi đối diện với các sự kiện lớn trong lịch sử. Vì thế khi nói đến kiên nhẫn là luôn nói đến thử thách, đau khổ mà chúng ta phải trải qua trong suốt hành trình. Thánh Phaolô đã đưa chúng ta vào một động lực nhằm thúc đẩy chúng ta đi xa. Trong động lực này, kiên nhẫn là bước cần thiết: “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 3-5).
Thử thách của đại dịch chắc chắn là nguyên nhân của hoạn nạn với nhiều lý do khác nhau, nó đòi hỏi đức ái kiên nhẫn trong các quan hệ của chúng ta với người thân yêu, nó đòi hỏi kiên nhẫn trong bệnh tật, kiên nhẫn trong cách chiến đấu với virus và tiếp tục đi trên con đường đoàn kết với cộng đồng giáo hội và cộng đồng dân sự mà chúng ta là thành phần. Chúng ta sẽ có thể vượt qua lo âu căng thẳng, mệt mỏi và khép mình để làm vững mạnh tâm hồn trong thánh thiện và trong hy vọng không? Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Do thái (chương 12) mời gọi chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu như tấm gương của lòng kiên nhẫn và kiên định trong thử thách. Và Chúa Giêsu vào cuối bài giảng của mình về các khó khăn mà môn đệ của Ngài sẽ trải qua, nhưng trong những lúc khốn khó này Ngài không bỏ họ, Ngài đã nói một lời quý báu để luôn cùng đi với chúng ta, ngay cả ngày hôm nay: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình”. (Lc 21, 19)