Trong thực nghiệm tâm linh, R. Tagore viết về niềm vui sống đời thực tại. Mục đích của con người sống không phải là để vơ vét mà là thực hiện cuộc đời với tất cả niềm vui. Niềm vui giữa con người và Thượng Đế, con người với con người, con người với thiên nhiên. Chính trong niềm vui đó, con người thực hiện cuộc đời mình.
Niềm vui của ngày sống, là niềm vui khởi đầu cho một ngày. Nơi đó, Tagore diễn tả: “ở Ấn Độ, người ta răn dậy mọi người hãy ý thức được trọn vẹn, trong thể xác mình cũng như linh hồn mình, sự liên hệ mật thiết giữa mình với tất cả những gì chung quanh mình; người ta răn dậy hãy chào mặt trời mọc. Chào mừng nguồn nước, chào mừng đất đai phì nhiêu”[1].
Niềm vui của Thiên Chúa tràn ngập những buổi sáng tinh sương khi vừa thức dậy với lễ dâng ở sa mạc, cha Teilhard de Chardin dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, bởi con không có bánh rượu, mà cũng không có bàn thờ, nên con sẽ thoát khỏi những biểu tượng này, mà lấy toàn thể trái đất làm bàn thờ của con và trên đó, con dâng lên Chúa tất cả công khó và đau khổ của thế giới.
Khi mặt trời ló dạng như tấm màn lửa từ phía chân trời, trái đất tỉnh giấc, rùng mình và bắt đầu làm nhiệm vụ hằng ngày của nó. Lạy Chúa, con sẽ đặt trên dĩa của con, hoa màu của lao công mới này. Trong chén, con sẽ đổ dòng nhựa sống ép từ hoa trái của địa cầu hôm nay. Dĩa và chén của con là những thẳm sâu linh hồn đang mở rộng với mọi uy lực trỗi lên từ mọi góc cùng trái đất, tất cả đồng quy vào Thánh Thần.”[2].
Khi mọi vật đang ngủ yên, từ sáng sớm tinh sương Chúa Giêsu thường lên núi cầu nguyện. Đó là một tâm tình sống niềm vui của Chúa từng ngày, khi vừa thức giấc. Niềm vui không hệ tại ở của cải vật chất, mà hệ tại nơi tâm hồn hướng về Thiên Chúa và thiên nhiên hoàn vũ. Từ đó, ta mới nhận ra, nơi đến hành hương, thường là những nơi thiên nhiên bao trùm, núi rừng hòa quyện, tiếng chim hót, gió thổi nhẹ qua rừng lá, giúp cho tâm hồn ra khỏi những vướng víu trần tục. Thanh thoát ra khỏi những lo âu, gánh nặng cuộc sống như Chúa Giêsu mời gọi: "Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, tâm hồn các ngươi sẽ được bình an." (Mt 11,29).
“Ấn giáo nhận thấy Thượng Đế ở vạn vật mà con phải kính chào Ngài nơi vạn vật”[3]. Cúi đầu chào kính cẩn vạn vật một cách thâm sâu, tận cõi lòng tĩnh lặng, nhận ra đươc một hòa quyện tuyệt diệu trong niềm vui.
Niềm vui của người Kitô hữu, sống trong niềm vui của Chúa qua công trình Người tạo dựng: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới, đêm này kể lại với đêm kia.” (Tv 18, 2 – 3). Thinh lặng ngắm tầng trời và vạn vật, con người nhận ra mình nhỏ bé, nhưng trong sự bé nhỏ ấy lại được đong đầy Tình yêuThiên Chúa.
Tắm trong hồng ân Thiên Chúa, người Ki tô hữu nhận ra được mình là thụ tạo được yêu thương cách đặc biệt và trong tình yêu đó, con người được phát triển toàn vẹn. Con người vươn tới, ra khỏi sự hạn hẹp của mình để sống, không chỉ sống cho mình; mà sống là sống trong Chúa và cho anh chị em mình.
Nhờ tịnh tâm mỗi sáng thức dậy, trong cầu nguyện với Chúa, hòa quyện với thiên nhiên, chúng ta có niềm vui của ngày mới, ngày của hồng ân, ngày của tình yêu triển nở.
Niềm vui của ngày sống, là niềm vui khởi đầu cho một ngày. Nơi đó, Tagore diễn tả: “ở Ấn Độ, người ta răn dậy mọi người hãy ý thức được trọn vẹn, trong thể xác mình cũng như linh hồn mình, sự liên hệ mật thiết giữa mình với tất cả những gì chung quanh mình; người ta răn dậy hãy chào mặt trời mọc. Chào mừng nguồn nước, chào mừng đất đai phì nhiêu”[1].
Niềm vui của Thiên Chúa tràn ngập những buổi sáng tinh sương khi vừa thức dậy với lễ dâng ở sa mạc, cha Teilhard de Chardin dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, bởi con không có bánh rượu, mà cũng không có bàn thờ, nên con sẽ thoát khỏi những biểu tượng này, mà lấy toàn thể trái đất làm bàn thờ của con và trên đó, con dâng lên Chúa tất cả công khó và đau khổ của thế giới.
Khi mặt trời ló dạng như tấm màn lửa từ phía chân trời, trái đất tỉnh giấc, rùng mình và bắt đầu làm nhiệm vụ hằng ngày của nó. Lạy Chúa, con sẽ đặt trên dĩa của con, hoa màu của lao công mới này. Trong chén, con sẽ đổ dòng nhựa sống ép từ hoa trái của địa cầu hôm nay. Dĩa và chén của con là những thẳm sâu linh hồn đang mở rộng với mọi uy lực trỗi lên từ mọi góc cùng trái đất, tất cả đồng quy vào Thánh Thần.”[2].
Khi mọi vật đang ngủ yên, từ sáng sớm tinh sương Chúa Giêsu thường lên núi cầu nguyện. Đó là một tâm tình sống niềm vui của Chúa từng ngày, khi vừa thức giấc. Niềm vui không hệ tại ở của cải vật chất, mà hệ tại nơi tâm hồn hướng về Thiên Chúa và thiên nhiên hoàn vũ. Từ đó, ta mới nhận ra, nơi đến hành hương, thường là những nơi thiên nhiên bao trùm, núi rừng hòa quyện, tiếng chim hót, gió thổi nhẹ qua rừng lá, giúp cho tâm hồn ra khỏi những vướng víu trần tục. Thanh thoát ra khỏi những lo âu, gánh nặng cuộc sống như Chúa Giêsu mời gọi: "Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, tâm hồn các ngươi sẽ được bình an." (Mt 11,29).
“Ấn giáo nhận thấy Thượng Đế ở vạn vật mà con phải kính chào Ngài nơi vạn vật”[3]. Cúi đầu chào kính cẩn vạn vật một cách thâm sâu, tận cõi lòng tĩnh lặng, nhận ra đươc một hòa quyện tuyệt diệu trong niềm vui.
Niềm vui của người Kitô hữu, sống trong niềm vui của Chúa qua công trình Người tạo dựng: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới, đêm này kể lại với đêm kia.” (Tv 18, 2 – 3). Thinh lặng ngắm tầng trời và vạn vật, con người nhận ra mình nhỏ bé, nhưng trong sự bé nhỏ ấy lại được đong đầy Tình yêuThiên Chúa.
Tắm trong hồng ân Thiên Chúa, người Ki tô hữu nhận ra được mình là thụ tạo được yêu thương cách đặc biệt và trong tình yêu đó, con người được phát triển toàn vẹn. Con người vươn tới, ra khỏi sự hạn hẹp của mình để sống, không chỉ sống cho mình; mà sống là sống trong Chúa và cho anh chị em mình.
Nhờ tịnh tâm mỗi sáng thức dậy, trong cầu nguyện với Chúa, hòa quyện với thiên nhiên, chúng ta có niềm vui của ngày mới, ngày của hồng ân, ngày của tình yêu triển nở.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan
[1] (Thực nghiệm tâm linh, R. Tagore, bản dịch Như Hạnh, trang 16, Nhà xuất bản Kinh Thi 1973)
[2] Trích trên trang Ronrolheiser, OMI
[3] Thực nghiệm tâm linh, R. Tagore, bản dịch Như Hạnh, trang 26, Nhà xuất bản Kinh Thi 1973