Ơn gọi người Tín Hữu

Thứ tư - 20/09/2023 09:12 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   421
Các cộng đoàn Kitô hữu ở Việt Nam thuở đầu cũng đã ghi nhận nhiều chứng nhân Tin Mừng đã sống đức tin cách mạnh mẽ
Giao dan bi khac chu Ta Dao
Giao dan bi khac chu Ta Dao
Ơn gọi người Tín Hữu
 
Vai trò người tín hữu trong việc truyền giáo không hề nhỏ. Giáo Hội Hàn Quốc khởi đầu từ đời sống cộng đoàn của giáo dân từ thế kỷ 17 cho đến năm 1836 mới có các giáo sĩ đến truyền giáo. Các cộng đoàn Kitô hữu ở Việt Nam thuở đầu cũng đã ghi nhận nhiều chứng nhân Tin Mừng đã sống đức tin cách mạnh mẽ như vậy. Thuở đầu Đạo Công Giáo tại Việt Nam còn được gọi là “Đạo của những người yêu thương lẫn nhau”

Truyền thống tôn giáo tại Việt Nam giống như Cha Leopole Michel Cadière (1869 – 1955) nhận định như vào rừng rậm Trường Sơn. Tính cách của người Việt là tư duy tổng hợp, tôn giáo vì thế cũng có nhiều tản mạn pha trộn. Đời sống tâm linh chịu sự san bằng giữa các tôn giáo: “Đạo nào cũng là đạo, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành”. Đối thoại với sự san bằng ấy trong ý thức dân Việt là một đòi hỏi nỗ lực tìm hiểu của người tín hữu.
Người dân Việt tư duy không thiên về siêu hình, lý thuyết, nhưng thiên về trực giác và cụ thể. Tông huấn “Giáo Hội tại Á Châu” nhận định: “Những ai sống trong đời tu hãy cố gắng làm chứng cho mọi người thấy rằng ai cũng được mời gọi nên thánh, đồng thời hãy trở thành gương sáng cho người Kitô hữu lẫn người ngoài Kitô giáo, về lòng yêu thương xả thân vì mọi người, nhất là những anh chị em yếu kém nhất”[1].
Con đường tu đức Việt là con đường chứng nhân hơn thày dậy. Để thành chứng nhân, trước tiên là sự đòi hỏi tu thân để thành nhân, tu nhân để thành thánh. Con đường tu ấy dựa theo hình ảnh của cây tre, cây trúc là tượng trưng hình ảnh người quân tử. Người ta hay đàm tiếu tính cách của quân tử Tàu, là cách chế diễu khinh thường nền Nho học, thực ra quân tử theo nghĩa của Khổng Giáo: Người có phẩm hạnh ngay thẳng, có nhân cách hoàn toàn, người có tài và đức.
Gọi là người quân tử, nghĩa là người biết sửa, gồm có: Tu ngôn, nghĩa là biết sửa lời nói; tu hạnh, nghĩa là sửa đổi tính nết; tu tánh, nghĩa là sửa tánh tình, tu thân, nghĩa là sửa mình. Con đường tu xem ra là lời mời gọi đi lên chỗ cao, xem ra là lời gọi đi ra xa; trên thực tế lên cao khời từ thấp, đi xa khởi từ gần. Không thể là vị thánh nếu chưa là người cách thực sự.
Ai cũng được mời gọi tu, người Kitô hữu lãnh nhận lời mời gọi đặc biệt trở thành chứng nhân cho lời mời gọi ấy. Sống đời Kitô hữu không chỉ là cho mình, dừng lại với bản thân, nhưng là cho mọi người, nhất là cho cộng đoàn mà lời mời gọi ấy hiện diện và phục vụ. Chính vì thế người Kitô hữu lãnh nhận một trách nhiệm lớn lao hơn khi được mời gọi dấn thân xa hơn.
Được gọi giữa thế gian, nhưng vẫn ở trong thế gian, một thế gian theo đúng nghĩa của nó với những tính trần tục: “Tham, sân, si”. Người Kitô hữu hôm nay chịu lôi kéo từ hai phía, thuộc về Thiên Chúa và thuộc về thế gian. Thuộc về thế gian là một tác động rất mạnh, ảnh hưởng lôi kéo thật sự, không mơ hồ. Sức mạnh lôi kéo đó biểu lộ qua tài chính, qua màn ảnh, qua lối sống, qua cách sử dụng thời gian, qua các quảng cáo, sách báo… Có một thế gian đối nghịch thật sự và luôn như sư tử rình mồi cắn xé đời sống người Kitô hữu.
Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy”[2].
Trung thành với ơn gọi người Kitô hữu là một hình thức tử đạo. Tử đạo không chết một lần là xong như khi xưa người ta đem các tín hữu ra chém đầu và kết thúc. Một cuộc tử đạo liên lỷ, nhiều thử thách hơn, nhiều chối từ những cám dỗ hơn, vẫn làm chứng tá giữa những roi đòn của trần gian. Con người bị thế gian gặm nhấm, càng ngày các phương tiện, các trào lưu của lối sống hưởng thụ càng tinh vi hơn len lỏi vào trong suy tư bào mòn lý tưởng.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây