Gia Đình Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuộthttps://lebaotinhbmt.net/assets/images/logo.png
Thứ sáu - 22/05/2020 10:01 |
1297
Việc gặp với bức tranh Người con hoang đàng trở về của danh họa Rembrandt của Linh mục Henri Nouwen đã là bước ngoặt trong đời của ngài. Đại dịch hiện nay có là bước ngoặt của chúng ta không?
Người con hoang đàng trở về, Rembrandt Harmensz van Rijn, Viện bảo tàng Ermitage, Saint-Pétersbourg, Nga
Việc gặp với bức tranh Người con hoang đàng trở về của danh họa Rembrandt của Linh mục Henri Nouwen đã là bước ngoặt trong đời của ngài. Đại dịch hiện nay có là bước ngoặt của chúng ta không?
Đáng sợ và khó chịu. Có những cảm nhận khác. Nỗi sợ hãi ở khắp nơi chung quanh chúng ta có lẽ lây lan nhiều hơn là chính con virus. Có những nỗi sợ rất thật – người bệnh, người sắp chết, những người không có đủ ăn, không đủ an toàn. Nỗi đau của những người mất người thân. Ngay cả với những người được ưu tiên nhất trong chúng ta cũng bị chán và chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi về sự ổn định tinh thần của chúng ta – làm thế nào để chúng ta qua thì giờ khi đã chơi tất cả game, đã nghe tất cả podcast?
Điều này tựa như lúc làm tính. Nhưng chúng ta tính cái gì đây. Một số người xem đây là lúc thấy lối sống của chúng ta đã làm hủy hoại trái đất. Chúng ta chứng kiến một sự bất bình đẳng kinh khủng và sự xấu xí của quan điểm phân cực hóa thế giới. Chúng ta thấy được cái tốt nhất cũng như cái xấu nhất trong bản chất con người.
Trong những lúc như thế này, xu hướng của tôi là tìm về các sách khôn ngoan và tôi tìm đến quyển Người con hoang đàng trở về của Linh mục Henri Nouwen. Quyển sách thiêng liêng cổ điển này đã xuất bản cách đây hai mươi tám năm kể câu chuyện tác giả xem bản sao bức tranh Người con hoang đàng trở về của danh họa Rembrandt. Đó là bước ngoặt trong đời sống của cha. Đại dịch này có là bước ngoặt của tôi không? Quyển sách của Linh mục Nouwen đề xuất cho cá nhân hay tập thể, chúng ta đã có một bước rẽ sai. Đại dịch này có thể giúp chúng ta rẽ lại cho đúng đường không? Và khi đại dịch chấm dứt, xã hội chúng ta có thể tái tạo lại một cái gì đó tốt hơn không?
Tựa đề phụ của quyển sách của cha Nouwen là Câu chuyện đi về nhà. Đa số chúng ta bị cách ly ở nhà trong tháng vừa qua nên điều này xem như trớ trêu. Nhưng các căn nhà thiêng liêng của chúng ta thì sao? Đây có phải là lúc quay về với những gì thuộc về chúng ta thật sự không?
Đầu tiên, cha Nouwen tự nhận mình là người con hoang đàng của dụ ngôn, đây là người hoang phí đời mình và cuối cùng “về với ý thức của mình.” Khi đi theo các xung năng và buông theo các bám dính này kia của mình, cuối cùng người con hoang đàng phung phí tài sản và chết đói. Chúng ta có giây phút riêng của mình để ”trở về với lý lẽ” không? Làm thế nào trong xã hội, chúng ta lại như người con hoang đàng, phung phí sự phong phú của cái đẹp và sự giàu có tự nhiên của hành tinh mình? Đây có phải là lúc chúng ta lại quay về cách tiêu dùng hứng đâu mua đó và tham lam ích kỷ không? Tôi phải đối diện với khía cạnh này của tôi. Tôi có thể nhìn thẳng vào bản thân mình và hỏi: tôi có đang lãng phí đời tôi, thì giờ của tôi, các ơn của tôi, trái tim yêu thương của tôi không? Trong lãnh vực nào tôi phải đối diện với sự thật của đời tôi? Cha Nouwen mô tả người con hoang đàng phải đối diện với con người chưa hoán cải của mình. Tôi có đối diện với một tôi cần hoán cải không?
Kế đó cha Nouwen mô tả người anh cả, người này cũng không phải là người ở nhà. Dù anh làm tất cả những chuyện tốt nhưng anh lại giận dữ cay đắng. Ngược với người em giày mòn, áo quần giẻ rách, người anh bề ngoài có vẻ đàng hoàng nhưng lòng anh thì sôi sục giận dữ. Bản năng ganh tị trồi lên, anh cảm thấy mình bị đối xử bất công. Anh không vào tiệc ăn mừng. Trong bức tranh của Rembrandt, người anh cả ở bên ngoài vùng sáng ấm áp, hai tay khoanh như tấm khiên. Người anh cả cho thấy tôi có cứng nhắc và bị hóa vôi khi tôi đánh giá người khác và tự mãn với sự chính xác của tôi không?
Tôi tìm lòng tự tin của tôi ở đâu? Qua phân tích về người anh cả, cha Nouwen cho chúng ta thấy, chúng ta tìm ở công việc chúng ta, chúng ta kiếm bao nhiêu tiền, đi xe loại nào, đi nghỉ hè tốn bao nhiêu… Chúng ta dùng phụ kiện bên ngoài để che giấu xu hướng tự hủy của mình. Trong đại dịch này, rất nhiều hỗ trợ bên ngoài bị thiếu. Bản sắc chúng ta bị lung lay. Chúng ta ở ngoài thu nhập, hoạt động và mua bán. Tôi là ai nếu không có những phụ kiện này? Đây là bước trở về nguồn, về nơi chúng ta thuộc về không điều kiện, về căn nhà thật của mình. Người anh cả có thấy điều này không? Và tôi?
Cha Nouwen cho chúng ta thấy, dụ ngôn của Chúa Giêsu đúng là tình thương vô biên của Chúa. Và đó là điều chúng ta phải nhớ nhiều hơn bất cứ điều gì khác trong đại dịch này – Chúng ta được Chúa yêu thương không điều kiện, yêu thương một cách quá đáng. Trong khi thế giới như điên chung quanh chúng ta, chúng ta có thể để Chúa đặt tay trên vai mình, ban phép lành và đón chúng ta về nhà, không điều kiện tiên quyết nào, không đặt câu hỏi nào không?
Cha Nouwen để ý đến sự tĩnh lặng ở trọng tâm bức tranh của Rembrandt. Rembrandt tập trung vào giây phút dịu dàng của hòa giải. Tôi được an ủi bởi điều này. Giống như đứa con bướng bỉnh, tôi có thể là người giẻ rách, giày mòn của tôi. Như người anh cả, tôi có thể không cần biện minh cho phẩm giá của tôi. Tôi có thể bình an thoải mái trong tình yêu của Chúa.
Cuối cùng là một thách thức thiêng liêng còn lớn hơn cho cha Nouwen. Đó là lời kêu gọi trở nên người cha như trong dụ ngôn. Cha Nouwen nhấn mạnh đến đặc tính yên tĩnh, nhẹ nhàng của tình yêu Chúa. Chúng ta có thể có các tính này không? Không những chỉ để được như Người Cha mà còn thực sự là Người Cha. Chúng ta có từ bỏ lối sống trẻ con để thành người lớn mà thế giới hiện nay đang cần không? Trong đại dịch này, chưa bao giờ thế giới cần những người chín chắn như bây giờ. Tôi có phải là người này không? Như Người Cha trong dụ ngôn, tôi có là người chúc lành cho họ, khẳng định họ, yêu thương họ không? Đó là cả một thách thức đang chờ chúng ta. Đại dịch có phải là lúc để những đứa trẻ bức rức thiếu thốn trở thành người lớn yêu thương tha thứ không?
Làm sao chúng ta có thể làm được điều này? Cha Nouwen gợi ý ba điều: đau buồn, tha thứ và quảng đại. Chúng ta phải khóc cho những gì hôm nay chúng ta mất vì đại dịch. Chúng ta phải khóc vì chúng ta đã mất đi sự ngây thơ trẻ con của mình. Than thở phải là lời cầu nguyện mỗi ngày của chúng ta. Sau đó chúng ta phải tha thứ cho tất cả những người chúng ta gặp, những người sợ, những người hành động vì sợ hãi, dù khi sự sợ hãi đó phản ứng giận dữ trên chúng ta. Và cuối cùng chúng ta phải quảng đại với thời gian của mình, với ơn ban, với tình thương của chúng ta khi chúng ta cùng nhau đi qua đại dịch này.
Nhưng, như cha Nouwen nhắc nhở, chúng ta không nên làm những chuyện này một mình. Chúng ta không đạt mục đích với ý chí hay với sửa phạt khắc nghiệt. Chúng ta làm bằng cách khẳng định mình là người con yêu dấu của Chúa.
Cha Nouwen đưa ra một hình ảnh đẹp: “Tôi phải quỳ gối trước Người Cha, dựa tai tôi vào ngực của ngài và lắng nghe, không gián đoạn theo nhịp đập trái tim của Chúa. Khi đó, và chỉ khi đó tôi mới cẩn thận và rất nhẹ nhàng nghe những gì tôi nghe.” Và nếu mỗi buổi sáng chúng ta ngồi mười phút đầu dựa vào ngực Chúa và tự hỏi: tôi sẽ là người như thế nào hôm nay? Làm thế nào tôi có thể trở thành suối nguồn của sự hiện diện của Chúa trong một thế giới cần Chúa hơn bao giờ hết?
Đôi khi con đường phụ tử thiêng liêng buộc chúng ta sống trong cô đơn và trống rỗng. Nhưng phần thưởng là niềm vui! Quyển sách của cha Nouwen về dụ ngôn người con hoang đàng dạy chúng ta tìm niềm vui giữa nỗi buồn. Và chúng ta không chờ mọi sự phải hoàn hảo mới ăn mừng. Chúng ta có thể bắt đầu bây giờ:
“Ăn mừng thuộc về Nước Trời.” “Hãy hân hoan với Ta”, đó là tiếng nói của Chúa. Không phải vì các vấn đề của thế giới đã được giải quyết, cũng không phải các đau khổ của nhân loại đã chấm dứt, cũng không phải hàng ngàn người được hoán cải và bây giờ đang ca ngợi lòng tốt của Ngài. Không, Chúa vui mừng vì một trong các con đi lạc của mình đã được tìm thấy.
Chúng ta hãy tìm niềm vui tiềm ẩn! … Tôi không chờ đến khi mọi chuyện đều ổn, nhưng tôi có thể ăn mừng từng niềm vui nhỏ của Nước Trời ở trong tầm tay. Đó là cả một kỷ luật. Phải chọn ánh sáng dù còn nhiều bóng tối làm tôi hãi sợ, phải chọn sự sống dù lực của tử thần quá rõ ràng và phải chọn sự thật dù bao chung quanh tôi là dối trá. Tôi bị cám dỗ để bị ấn tượng bởi nỗi buồn hiển nhiên của thân phận con người đến mức tôi không còn thấy niềm vui thể hiện theo nhiều cách nhỏ nhưng rất thật. Phần thưởng cho việc chọn niềm vui là chính niềm vui.
Người con hoang đàng là quyển sách của những quyết định. Chúng ta có ngừng phung phí của cải của mình không? Chúng ta có từ bỏ bản sắc thành công đã dày công xây dựng của mình không? Chúng ta có chọn sự trưởng thành thiêng liêng và kỷ luật để ăn mừng không? Đó là những quyết định nhỏ nhưng có tác động rất lớn cho chính chúng ta và cho thế giới chúng ta.