Tĩnh Tâm Linh Mục GP.BMT –ngày 16.11.2023

Thứ năm - 16/11/2023 03:05 | Tác giả bài viết: Ban VHTT – GP.BMT |   392
Hành trình những ngày Tĩnh Tâm hàng giáo sĩ giáo phận Ban Mê Thuột năm 2023, bước sang ngày cuối.

Tĩnh Tâm Linh Mục Giáo phận Ban Mê Thuột –ngày 16.11.2023
KHỦNG HOẢNG và THỬ THÁCH ĐỜI LINH MỤC – ĐỀ VI & VII


Hành trình những ngày Tĩnh Tâm hàng giáo sĩ giáo phận Ban Mê Thuột năm 2023, bước sang ngày cuối. 16 giờ 30 chiều nay, sau giờ Kinh, các Linh mục Chầu Mình Thánh Chúa Giêsu, Tuyên hứa linh mục. 19 giờ 30, Đức cha Giám quản gặp chung Linh mục đoàn Giáo phận.

Trong buổi sáng và đầu giờ chiều, Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai tiếp tục đồng hành với các linh mục Ban Mê Thuột trong Tuần Tĩnh Tâm qua bài hướng dẫn thiêng liêng:

ĐỀ VI:
- Linh mục và Thánh lễ.
- 1/ về phía Linh mục; - 2/ v phía Thiên Chúa.
- Cử hành thánh lễ hằng ngày, Bruno Forte.
- Sống Thánh Thể. Dấu chỉ mục tử tốt.
- N.Đ. Cầu thay – Chuyn cu

Đ VII:
- Mẹ Maria và Linh mục.
- Cử hành các Bí tích với Mẹ Maria
- Nhng quy định chung;
- Cử hành Thánh lễ với Mẹ Maria:
- Mẹ Maria đã trao ban Thiên Chúa nhập thế cho nhân loại; Linh mục trao ban Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể cho mọi tâm hn.
- N.Đ. Ngợi khen.

 

Trong giờ hướng dẫn thiêng liêng
 

Trong Thánh lễ ban sáng
 

Toàn cảnh Hội trường
 

Linh mục Giáo phận Ban Mê Thuột

Ban VHTT – GP.BMT

HÌNH ẢNH
 

KHỦNG HOẢNG và THỬ THÁCH ĐỜI LINH MỤC
TÓM LƯỢC BÀI GIẢNG TĨNH TÂM

ĐỀ VI
- LINH MỤC VÀ THÁNH LỄ.
- 1/ Về phía Linh mục; - 2/ V phía Thiên Chúa.
- CỬ HÀNH THÁNH LỄ HẰNG NGÀY, Bruno Forte.
- SỐNG THÁNH THỂ. DẤU CHỈ MỤC TỬ TỐT.
- N.Đ. CẦU THAY – CHUYN CU


DẪN NHẬP

Trong thời điểm của Kỹ thuật số, trong thời điểm của dịch bệnh Covid- 19, chúng ta đang chứng kiến một sự “sôi động” của các Thánh lễ, cầu nguyện, bài giảng, thông qua Facebook, WhatsApp và các phương tiện truyền thông khác. Thánh lễ trực tuyến (Online). Chúng ta nghĩ sao?

Đó cũng là một điều tốt để thể hiện lòng nhiệt thành vô cùng từ phía các Linh mục. Và dẫn đến việc tái xác định bản chất của ơn gọi mục tử này. Đối với Chúa, thì tốt, vì Linh mục trực tiếp dâng Thánh lễ, các Linh mục tôn thờ Chúa. Chúa ban ơn cho các ngài. Nhưng ở đây, điều mà các Linh mục thiếu không phải là Bí tích Thánh Thể, mà là Đoàn chiên của một mục tử. Đoàn chiên không có chủ chăn hướng dẫn để thờ phượng Chúa cho đúng nghĩa. Các Linh mục dâng Thánh lễ để làm gì? (Biện phân: Nhiệt thành dành giờ cho Thiên Chúa, nhất là BTTT hơn, # Dành giờ giải trí).

NỘI DUNG

A. Linh mục và Thánh lễ. Một ngày của Linh mục: - Các Linh mục tôn thờ Chúa, tưởng niệm lại cái chết sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, qua Bí tích Thánh Thể, Chúa Kitô đồng hành với chúng ta Ngài là sức mạnh và của ăn đàng cho chúng ta, và Ngài biến chúng ta thành những chứng nhân hy vọng cho tất cả anh em chúng ta (Ecclesia de Euchanstia, số 62). - Thiên Chúa thể hiện tình yêu của Ngài qua Người Con của Ngài, Ngài sẽ hiện diện ở giữa dân Ngài qua bàn tay Linh mục trong Thánh lễ.

B. Cử hành Thánh lễ hằng ngày. Hằng ngày, bởi vì mỗi người chúng ta đều cần có lương thực nuôi sống. - Chúng ta luôn luôn nhớ Chúa, chớ không phải chỉ nhớ có một ngày trong một tuần!

C. Sống Thánh th. Dấu chỉ Mục tử tốt. - Tác vụ Thánh thể; - Chiều kích Giáo hội; - Sống với Chúa: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19-20). - Cùng với Mẹ, chúng ta sống với Chúa (Ecclesia de Eucharistia, số 62).

** NHÂN ĐỨC. Cu thay - Chuyển cu

Trong lời cầu nguyện, chúng ta mang cả cuộc đời chúng ta. Và chúng ta là những “sinh vật” có quan hệ với những người khác: những người khác là một phần của chúng ta, mối quan hệ với những người khác góp phần xác định chúng ta là gì và chúng ta trở thành gì. Trong lời cầu nguyện, khi xưng hô mình là con của Thiên Chúa Cha, chúng ta cũng nhận được sự xác nhận về tình huynh đệ ràng buộc chúng ta với những người khác. Sự cầu thay là lời cầu nguyện bày tỏ cách hiển nhiên nhất tình trọn vẹn sự hiện hữu của chúng ta như một mối quan hệ với Thiên Chúa và với con người.

Và sự cầu thay cũng cho thấy sự thống nhất sâu sắc giữa trách nhiệm, cam kết lịch sử, bác ái, công bằng, đoàn kết, một mặt, và cầu nguyện, mặt khác.

Đnh nghĩa Cu thay. Trong thực tế, cầu thay có nghĩa là gì? Về mặt từ nguyên học, cầu thay (intercedere) có nghĩa là “thực hiện một cách tiếp cận giữa, “xen kẽ” giữa hai bên; điều này cho thấy một sự thỏa hiệp tích cực, thực hiện nghiêm túc cả mối quan hệ với Thiên Chúa và với những người khác. Cụ thể, nó thực hiện một tiếp cận với một người có lợi cho người khác. Để diễn giải Thánh vịnh 85, 11, người ta có thể nói rằng trong việc cầu thay “đức tin và tình yêu gặp nhau, “đức tin vào Thiên Chúa và tình yêu cho con người hôn nhau (Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên). Cu thay không khiến chúng ta phải nhắc nhở Thiên Chúa về nhu cầu của con người, bởi vì Người biết chúng ta cần gì (x. Mt 6, 32), nhưng nó làm chúng ta mở ra cho nhu cầu của người khác.

Mục đích. Tác động kép này, cuộc hành trình giữa Thiên Chúa và con người, vốn in sâu vào chúng ta sự căng thẳng giữa, một mặt, tuân theo ý muốn của Thiên Chúa đối chúng ta, đối với người khác và đối với lịch sử, và, mặt khác, lòng thương xót đối với con người, sự cảm thông đối với những người trong hoàn cảnh tội lỗi, nhu cầu của họ, sự khốn khổ của họ, giải thích tại sao sự cầu thay, trong Kinh Thánh, hơn bao giờ hết là nhiệm vụ của mục tử của dân, của nhà vua, của Linh mục, của ngôn sứ, và nó tìm thấy đại diện đầy đủ và toàn bộ của mình trong Chúa Kitô, “Đấng trung gian độc nhất giữa Thiên Chúa và loài người (I Tm 2, 5).

Cu thay trong Cựu ước. Mong muốn sâu sắc của ông Gióp tìm thấy sự thỏa mãn của ông: “Nếu có, lạy Chúa, gia Ngài và tôi, một trọng tài đặt tay lên Ngài và tôi, trên vai Ngài và trên vai tôi (x. G 9, 33). Ở đây ông Gióp yêu cầu một người can thiệp? Nếu trong Cựu Ước, chúng ta tìm thấy biểu tượng của người can thiệp ở Môsê giơ tay lên trời, đứng trên núi, giữa Aaron và Hur, họ đỡ nâng tay ông, để đảm bảo chiến thắng cho những người đang chiến đấu dưới đồng bằng (Xh 17, 8-16), thì trong Tân ước, biểu tượng là Chúa Kitô b đóng đinh, vâng, với Chúa Kitô và Chúa Kitô bị đóng đinh, Người vươn tay trên thập tự giá để đưa tất cả mọi người đến với Thiên Chúa. Chúa Kitô bị đóng đinh đặt một tay lên vai của Thiên Chúa và tay kia trên vai của con người. Sự can thiệp vì thế có thể đi xa đến tận hiến dâng mạng sống, gián tiếp thay thế thập giá! Ông Môsê, trong lời cầu thay của mình cho các con cái Israel, đã diễn tả rõ điều đó: “Xin Ngài tha thứ cho tội lỗi của chúng! Nếu không, thì xin Ngài xóa tên con khỏi cuốn sách Ngài đã viết (Xh 32, 32). Để cầu thay, chúng ta học cách dâng mình cho Chúa, cho người khác và sống hiến lễ này một cách cụ thể, hàng ngày.

Sự chuyển cầu dẫn chúng ta đến trọng tâm của đời sống Kitô hữu có trách nhiệm. Trong tình liên đới hoàn toàn với những người tội lỗi và thiếu thốn, chúng ta cũng là những người tội lỗi và thiếu thốn, chúng ta đi một bước, chúng ta bước vào hoàn cảnh con người, hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng đã nhận trong Đức Kitô bước quyết định cho sự cứu rỗi loài người. Người Tôi Trung của Thiên Chúa cầu bầu cho tội nhân bằng cách nhận lấy tội lỗi của họ, hình phạt dành cho họ, mang những tật nguyền và yếu đuối của họ (Is 53, 11). Do đó, Đức Kitô, qua việc nhập thể và chịu chết trên thập giá, đã hoàn thành lời chuyển cầu triệt để, hoàn thành bước quyết định giữa Thiên Chúa và loài người, và từ đó sống mãi mãi với Thiên Chúa, Người tiếp tục chuyển cầu cho chúng ta, như Linh mục Thượng Phẩm giàu lòng thương xót (Dt 7, 25). Bàn tay của Người trên vai chúng ta là cơ sở cho sự tín thác và sự táo bạo của chúng ta, panhesia của chúng ta: “Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đúc Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?” (Rm 8, 34).

Ân sủng của Thần Khí giúp chúng ta tham dự vào sự chuyển cu của Chúa Kitô. Thần Khí hướng dẫn chúng ta cầu nguyện “theo quan điểm của Thiên Chúa (x. Rm 8, 26-27), nghĩa là làm cho lời cầu nguyện và cuộc sống của chúng ta phù hợp với lời cầu nguyện và cuộc sống của Chúa Kitô. Chỉ trong Thánh Linh, Đấng lôi chúng ta thoát khỏi cá tính khép kín, chúng ta mới có thể cầu nguyện cho người khác khiến người khác ở trong chúng ta và đưa họ đến trước mặt Thiên Chúa, thậm chí cả đến cầu nguyện cho kẻ thù của chúng ta, một bước cần thiết để yêu kẻ thù của chúng ta (Mt 5,44).

Có một sự hỗ tương chặt chẽ giữa cầu nguyện cho người khác và tình yêu dành cho người khác. Thậm chí chúng ta có thể nói rằng đỉnh cao của sự cầu thay không bao gồm nói quá nhiều lời trước mặt Thiên Chúa, nhưng trong cuộc sống trước mặt Thiên Chúa trong tư thế của Đấng bị đóng đinh, với cánh tay dang rộng, trung thành với Thiên Chúa và liên đới với loài người. Và đôi khi, để duy trì mối quan hệ với người khác, chúng ta hoàn toàn không thể làm gì khác ngoài việc cầu nguyện, cầu thay cho họ. Do đó, rõ ràng rằng sự cầu thay không phải là một chức năng, một bổn phận, một điều gì đó mà người ta làm, nhưng là bản chất của một cuộc sống được hiến dâng bởi tình yêu của Thiên Chúa và của loài người. Giáo Hội nên nhớ tất cả những điều này: là gì khác nếu không phải là sự cầu thay cạnh Thiên Chúa cho mọi người? Đây là việc phục vụ thực sự hiệu quả mà Giáo hội được kêu gọi cung cấp cho thế giới. Một việc phục vụ trong thế giới xác định Giáo hội không phải tham gia vào một cuộc thập tự chinh nữa, mà là được đánh dấu bằng thập tự giá!

KẾT

Cầu nguyện. Mượn lại những tâm tình của Thánh Tôma Aquinô trong Ecclesia de Eucharistia, số 62. “Lạy mục tử nhân lành, bánh tích thực, xin thương xót chúng con. Xin nuôi dưỡng chúng con, che chở chúng con. Xin cho chúng con nhìn thấy thiện hảo tuyệt vời trong cõi đất dành cho kẻ sống. Chúa biết và có thể làm mọi sự, Chúa là lương thc của chúng con trên trần gian này, xin đem chúng con lên cõi cao xanh để là thực khách và thừa kế muôn đời trong gia đình các thánh.

 

Đ VII
- MẸ MARIA VÀ LINH MỤC.
- CỬ HÀNH CÁC BÍ TÍCH VỚI MẸ MARIA
- NHNG QUY ĐỊNH CHUNG;
- CỬ HÀNH THÁNH LỄ VỚI MẸ MARIA:
- MẸ MARIA ĐÃ TRAO BAN THIÊN CHÚA NHẬP THẾ CHO NHÂN LOẠI;
LINH MỤC TRAO BAN
CHÚA GIÊSU TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ CHO MỌI TÂM HN.

- N.Đ. NGỢI KHEN.


DẪN NHẬP

Theo Thánh Tôma Aquinô, chính từ cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô mà các Bí Tích tìm được sức mạnh, và nhờ việc lãnh nhận các Bí Tích, chúng ta được liên kết với cuộc Khổ Nạn. Bởi được tham dự vào cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, Mẹ Maria xứng đáng ban phát cho chúng ta những gì mà Đức Kitô muốn ban tặng cho chúng ta. Do đó, ân sủng của các Bí Tích đến với chúng ta chính yếu từ Đức Kitô và từ Mẹ Maria. Trong việc cử hành các Bí Tích, trước hết Linh mục chỉ là dụng cụ của Đức Kitô, kế đến là dụng cụ của Mẹ Maria. Nhận thức về mối liên hệ đặc biệt với Mẹ Maria có thể làm tăng thêm lòng hăng say của Linh mục khi cử hành các nghi lễ thánh này. Linh mục có cần hiệp nhất với Mẹ Maria để có thể nhận thức đầy đủ hơn về sự trao ban Chúa Giêsu qua các Bí Tích và đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể không? (Biện phân: Luôn nhờ Mẹ Maria con đến với Chúa Giêsu, nhưng tôn kính (Vénérer) Mẹ, chớ không phải là tôn thờ Mẹ (Adorer)).

NỘI DUNG

A. Linh mục cử hành Bí Tích với Mẹ Maria. – Linh mục cử hành bảy Bí Tích với Mẹ Maria trong tinh thần, ý nghĩa và mục đích.

B. Linh mục cử hành Bí Tích Thánh Thể với Mẹ Maria. Mẹ Maria đi theo Chúa Giêsu, đứng chân thập giá nhìn cái chết của Con mình, Mẹ Maria có một phần trong Hy tế trên đồi Calvariô.

C. Mẹ Maria và Linh mục trao ban Chúa cho chúng ta. Mẹ Maria đã trao ban Thiên Chúa Nhập thể cho nhân loại; Linh mục trao ban Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể cho mọi tâm hồn

* NHÂN ĐỨC. Ngợi khen

Lời cầu nguyện Kitô giáo nằm giữa hai cực “than khóc” và “ngợi khen”. Về phần ngợi khen, chúng ta nghĩ nó đặc biệt khó nói. Ngợi khen đến với chúng ta mang nặng sự phán đoán về tính xuất sắc so với các hình thức cầu nguyện khác, một phán đoán lặp đi lặp lại bởi truyền thống Kitô giáo, viện dẫn sự thuần khiết, sự vô vị lợi, của ngợi khen. Nhưng nếu ngợi khen mang nặng sự so sánh giữa vượt trội và thấp kém thì không phù hợp với tính nhưng không của ngợi khen, mà nên hiểu tính cách nội tâm của chuyển động liên hệ và đối thoại của cầu nguyện.

Ngợi khen và cầu xin bao gm lẫn nhau, và chính sự phân cực của chúng, sự bổ sung của chúng, làm cho lời cầu nguyện trở thành một mối quan hệ cân bằng và xác thực. Mối quan hệ cân bằng và xác thực này không có ý định (độc quyền cầu xin), cũng không ca tụng (độc quyền khen ngợi), mà là cuộc gặp gỡ thực sự (không lý tưởng), xảy ra trong lịch sử, trong cuộc sống cụ thể, giữa một người và Thiên Chúa, Đấng hiện diện trong lịch sử bằng những điều kỳ diệu của tình yêu của Người, khơi dậy đáp trả ngợi khen, hoặc người ẩn đằng sau những bí ẩn của đau khổ, chết chóc, thống khổ gợi lên lời kêu xin, than thở, cầu khẩn. Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, lời khen là ngôn ngữ thể hiện sự chấp nhận và đánh giá tích cực của người khác; bình thường, thậm chí, ngôn ngữ của các tình nhân. Trong lời cầu nguyện, chúng ta có thể nói rằng lời ngợi khen là tình yêu đáp lại tình yêu: với tình yêu của Thiên Chúa, được công nhận trong các sự kiện của cuộc sống, chúng ta đáp lại bằng cách ca ngợi, nghĩa là bằng cách nhận ra Người Khác trong sự vĩ đại của các tác phẩm của Người và quà tặng của Người. Và người nhận được lời khen ngợi luôn luôn là Thiên Chúa, không phải là các công trình và quà tặng của Người: lời cầu nguyện ngợi khen là hướng thần (hướng về Chúa).

Ngợi khen là Amen, là “Dạ vâng” của con người đối với Thiên Chúa và việc làm của Người: một tiếng “Vâng” hoàn toàn và vô điều kiện. Chính xác là như vậy, lời ngợi khen của chính Chúa Giêsu: “Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt 11, 25-26). Và lời ngợi khen của Kitô hữu lặp lại tác động này, được tìm thấy trong Chúa Kitô chất xúc tác của nó: tất cả những lời hứa của Thiên Chúa đều có tiếng “Dạ vâng” trong Chúa Giêsu Kitô; cũng như nhờ Chúa Kitô mà chúng ta nói Amen với Thiên Chúa vì vinh quang của Người (2 Cr 1, 20). Phng vụ dạy người Kitô hữu cầu nguyện, mô tả đặc tính mùa Phục sinh bằng cách luôn lặp đi lặp lại một cách tiếng reo mừng “Alleluia” (“Ngợi khen Chúa), và do đó nhấn mạnh rằng món quà tuyệt vời của Thiên Chúa là Chính Chúa Con, đã chết và sống lại để cứu rỗi loài người. Đó là hành động cứu rỗi của Thiên Chúa Ba Ngôi, được thể hiện đầy đủ trong sự kiện phục sinh, khơi dậy lời cầu nguyện ngợi khen của Giáo hội.

Khía cạnh ngợi khen như “Amen” hướng về Thiên Chúa, như lời thú nhận về sự khác biệt và sự hiện diện của Người, khiến chúng ta hiểu rằng ngợi khen và tin là đồng nghĩa với nhau về cơ bản: Ngợi khen diễn tả khía cạnh tôn vinh đức tin. Không phải ngẫu nhiên mà trong Kinh thánh, ngợi khen thường phát sinh sau khi phân biệt đức tin từ sự can thiệp của Chúa vào lịch sử. Đó là trường hợp, ví dụ, bài ca của Môsê, được chèn vào sau khi nhận ra thực tế rằng đó là Thiên Chúa, bằng hành động của mình, đã đưa con cái Israel ra khỏi Ai Cập (x. Xh 15).

Do đó cần phải nói rằng so với lời cầu xin thì lời ngợi khen vượt trội hơn, vì lời ngợi khen như là chân trời bao trùm chính lời cầu xin nữa? Lời cầu xin giả định phải có ngợi khen và hướng về ngợi khen: lời cầu xin dựa trên lời ngợi khen, trong đó nó thú nhận và cầu khẩn Danh Chúa, và nhận ra rằng nó không thể dựa vào bất kỳ ai khác ngoài chính Thiên Chúa, vì Người đã từ bỏ người tin (“Lạy Chúa của con, lạy Chúa của con, tại sao Ngài từ bỏ con?” (Tv 22, 2); lời cầu xin hướng về ngợi khen, vì nó hy vọng được nhìn thấy khuôn mặt được biết đến và yêu mến của Chúa. Đó là lý do tại sao các Thánh vịnh cầu khẩn thường mở ra lời ngợi khen (Tv 22; 31; 69 v.v…); và đó là lý do tại sao tác giả Thánh vnh, khi than khóc kiếp lưu đài của mình, về sự xa cách Thiên Chúa, có thể kêu lên: “Tôi còn tán tụng Người” (Tv 42, 6.1). Các lời cầu nguyện vinh danh thuộc Tân ước của Sách Khải Huyền đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh hy vọng này, và sự ca ngợi trong tương lai, khi nói về cuộc sống vĩnh cửu bằng cách mô tả nó bằng sự ngợi khen của các tín hữu: đó rõ ràng là sự khẳng định mối quan hệ trở thành hiện diện rõ ràng của tín hữu trước mặt Thiên Chúa.

Nhưng nếu lời ngợi khen tổng hợp dưới hình thức cầu nguyện các chiều kích của đức tin, bác ái và hy vọng, thì rõ ràng đó là cuộc sống mà người tín hữu được kêu mời đsống (là ngợi khen): chúng ta được định sẵn để “ca ngi vinh quang Thiên Chúa” (Eph 1, 14). Ca ngợi được kêu gọi trở thành chính cuộc sống của người tín hữu: khi một người yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu người lân cận như chính mình, thì người ta muốn ca ngợi bằng cả trái tim, nghĩa là sống và chết trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Thật ý nghĩa khi truyền thống Kitô giáo trình bày sự tử đạo cho chúng ta như một mẫu gương ngợi khen được sống đến cùng, như một “Amen” được nhân cách hóa. Chiều kích ngợi khen, rất dày đặc và rất cơ bản trong lời cầu nguyện, cho chúng ta thấy rằng nó được nuôi dưỡng bởi một loạt các ngôn ngữ, cá nhân và cộng đồng. Chúng bao gồm từ bài ca đến tiếng thì thầm, từ hân hoan đến niềm vui bên trong, từ lời nói đến sự im lặng: “Đối với Ngài, lạy Chúa, ngay cả sự im lặng cũng là lời ca ngợi (Tv 65, 2). Vì vậy, trong im lặng, lời ngợi khen trở thành sự hiện diện lòng với lòng của người yêu đối với Người tình của mình.

KẾT

Cầu nguyện. Xin Chúa giúp Linh mục chúng ta luôn hiệp ý với Mẹ Maria khi cử hành các Bí Tích. Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con biết đón nhận Chúa, rước Chúa với một chút tình yêu của Mẹ. “Ôi Maria không vướng tội nhơ, xin cầu cho chung con là kẻ trông cậy vào Mẹ”. Với Mẹ Maria, Linh mục chúng ta cần phải có tinh thần cảm tạ, bày tỏ tình yêu của mình đối với Chúa, trong những nghịch cảnh, dám hiến dâng chính mình như là của lễ, và Linh mục chúng ta luôn cảm thấy sự giới hạn của mình và thỉnh cầu ân sng xuống trên mình và tha nhân. Nhờ Mẹ Maria, xin Chúa giúp đỡ chúng ta.

ĐGM Phêrô Huỳnh Văn Hai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây