l1visible.com, 8-2021
Trong suốt 2.000 năm, các nhà thần học đã tự hỏi câu hỏi này… Đối với Lili Tọc Mạch nguyên nhân là: tu sĩ tất cả là những ông lão, Kinh Thánh là những quy tắc ứng xử khắt khe và đầy những châm ngôn! Chúng ta có nên xem đó là thứ trật đầu tiên không? Chẳng phải những dự đoán, ngụ ngôn và phép lạ của Chúa Giêsu đã tạo ra vô số câu chuyện cười, nhại, biếm họa hoặc những tình huống hài hước thẳng thừng đó sao? Hai chuyên gia sẽ cố gắng thuyết phục cô ấy…
Tranh luận giữa cô Lili Tọc Mạch, Basile de Koch và Richard de Seze
Basile de Koch là chủ tịch đời đời của nhóm hài hước Pháp Jalons, trong đó Richard de Seze là thành viên muôn đời. Nhóm Jalons đã tạo tên tuổi của mình qua các tác phẩm nhại lại, chuyên chế nhạo các báo, các sách.
Có lần tôi nghe trong một bộ phim nổi tiếng câu “Chúa Kitô không bao giờ cười”. Ngay lúc đó tôi khá đồng ý: phúc âm không phải là chuyện đùa!
Basile de Koch: Thực ra là như vậy. Nhưng chúng tôi không phải là những kẻ cù không cười dù khía cạnh stand-up của Chúa Giêsu là đáng kể. Có nhiều chuyện khôi hài trong Phúc âm: chuyện hiển nhiên nhất là đoạn Chúa Giêsu châm biếm người pharisêu, chất vấn họ về vấn đề Luật pháp và các Tiên tri. Còn có một tình huống khôi hài khác, quá hiển nhiên đến mức làm chúng ta quên: trong suốt ba mươi năm Ngài không làm gì hết, không một phép lạ làm cho các bạn cùng lớp lóe mắt; một Thượng đế hiện thân trong một vùng chẳng đặc biệt gì, lại ở dưới thời la-mã thống trị, trong một gia đình khiêm tốn; và nhất là một Thượng đế cuối cùng bị đóng đinh trên thập giá! Ở đây khác xa với những vị thần của thần thoại Hy Lạp, phương Đông hay Scandinavia vĩ đại.
Ý thức đức tin là chuyện của những người nghiêm túc: những cho phép, cấm đoán, trừng phạt…
Richard de Seze: Nhưng không nơi Chúa Giêsu! Ngài bỏ thì giờ ra để chế giễu những điều cấm, khiển trách “Người công chính” vì đã bám vào hơn sáu trăm quy định trong khi Cha của Ngài chỉ có mười điều răn – còn chính Ngài thì chỉ có hai điều răn: Kính Chúa và yêu người như mình vậy. Khi chúng ta nhìn vào cách mà các câu chuyện có ý định chi phối cuộc tranh luận và cuộc sống công cộng, chúng ta tự nhủ, tôn giáo, thứ chỉ bắt buộc những ai theo, còn ngoài ra là tự do hoàn toàn! Bạn có thể là người đánh cá hoặc sinh viên lỗi lạc của trường Cao đẳng Hành chánh, là tu sĩ dòng Phanxicô hoặc dòng Đa Minh, là giáo dân thường hoặc là người giữ đạo sùng kính, người kính Thánh Bênêđictô hay Thánh Phanxicô…
Ngược lại: người ta nói Ngài thường ăn uống với người nghèo khổ hơn với người sang trọng… Ngài đã làm cho giới trí thức do thái thời đó ê răng rất nhiều!
Basile de Koch: Luôn luôn là tự do. Một mặt, khi mình là con của Thiên Chúa thì người ta không nhạy cảm lắm với hệ thống phân cấp xã hội: Chúa Giêsu giảng cho các cô gái mại dâm, cũng như Ngài đến với Bernadette Lộ Đức, một phụ nữ mù chữ ở bờ sông Pyrene. Chúng ta có thể nhận thấy, chuyên ngành của Ngài là lo cho những người ở bên lề, luôn thể hiện qua loại châm biếm này, một dấu chỉ gởi đến những người quyền lực. Mặt khác, giới trí thức kêu ca, đó là việc của họ, chỉ nhìn vào thời buổi này là thấy, họ lúc nào cũng kêu ca. Ngay từ phép lạ đầu tiên, Ngài đã ở phía chuyện tốt, phân phát miễn phí hàng trăm lít rượu ngon! Chắc chắn việc này vui hơn là khuyên răn cách nhận lợi lộc theo hình thức nghi lễ.
Không phải chỉ có rượu mà còn bánh mì – đúng hơn là các cú đánh với những người buôn bán trong đền thờ, những kẻ “ăn cướp”, những kẻ “đạo chích”! Chúa Giêsu của bạn, Ngài không nhân nhượng khi Ngài không hài lòng…
Richard de Seze: Khía cạnh giận dữ này thật buồn cười nơi nhân vật hiện thân cho tình yêu. Đó là lúc Chúa Giêsu đẩy đến tận cùng giới hạn của mình và Ngài khiêu khích. Có khía cạnh tẩy nhẹ cho mớ xáo trộn Ngài thiết lập. Thật ra vấn đề đặt ra là cách chúng ta đọc phúc âm: chúng ta có cảm nhận một loại khôi hài ngầm bên dưới, có lẽ bị che khuất vì sự tôn trọng của người tín hữu có thói quen đọc sách thánh. Nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của những người đã sống trong những cảnh khó tin mà sách mô tả, với người thợ mộc bỗng dưng quyết định làm rung chuyển giới tu sĩ quyền cao nhờ những người từ nông thôn, điều này cho thấy cả một khía cạnh khôi hài, mọi thứ mang một sắc thái khác. Chúa Giêsu trở nên gần gũi, hài hước, pha trò: Ngài không phải là người không thể tiếp cận, Ngài trả lời ngay, Ngài để người khác tự sa lầy vào một loại chế giễu nào đó.
Và bằng cách đó Chúa Giêsu xạc người pharisêu về mọi thứ… Như có người đã nói: “Và bạn không thấy như vậy là buồn cười sao?”
Basile de Koch: Rất buồn cười! Đó là chuyện khôi hài nhất, Như các thánh sử nhận thức, họ là những nhóm người ở cùng một nơi, hầu như ở tất cả các thời kỳ người pharisêu là những người bị mắng nhiều nhất. Chúng ta có cảm tưởng là chuyện dựng lên nhanh chóng với cùng một nhân vật liên tiếp rơi hết lần này đến lần khác, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, vị trí nào của họ… Còn người pharisêu thì dùng thì giờ của họ để cố dồn Chúa Giêsu vào chân tường, người mà họ xem là mối đe dọa cho quyền kiểm soát đạo đức của họ, họ miệt thị Chúa Giêsu; còn phần mình, Chúa Giêsu cho mọi người thấy, người pharisêu không nắm vững Lề luật bằng Ngài, Ngài chế giễu họ, đặt họ vào thế sai lầm, đặt tiếng cười về phía mình. Chúng ta có thể cá, những người Galilê bình thường đã thầm vui khi thấy những người được cho là thông thái bị hạ trước công chúng.
Được, tôi không ngại thừa nhận có một cái gì đó buồn cười khi mấy con quỷ thoát khỏi người bị nó ám để tá túc nơi mấy con heo… Chuyện này không làm cho những người chăn nuôi vui cho lắm!
Richard de Seze: Đoạn phim đáng phục! Trước hết chúng ta nghĩ đến những con quỷ, bị mắc kẹt trong những con heo. Sau đó là nơi những người đứng đầu các nhà chăn nuôi. Đó là tiếng cười giải thoát, lạnh người, to lớn, bối rối và vui vẻ: người Samaritanô cùng nhóm, người thu thuế không còn bị loại trừ, chúng ta có thể ăn uống một cách dơ bẩn, chúng ta sống lại dễ dàng, chúng ta được lành trong chớp nhoáng. Điều buồn cười là khía cạnh hoàn toàn bất ngờ này, thoạt nhìn chẳng có gì mang lại vinh quang cho Chúa, cách hơi lộn xộn và kiểu thẳng thắn này cho thấy Chúa Kitô thật sự đặc biệt và lô-gích của Ngài không phải là lô-gích của mọi người, cũng không phải của những người nghiêm túc, những người dán mắt vào số liệu thống kê sản xuất lợn.
Tôi thừa nhận chuyện đùa Chúa Giêsu đi trên mặt nước khá đủ nhanh để vượt chiếc ghe của các môn đệ là vui, nhưng không đến mức phải bật cười to tiếng!
Basile de Koch: Chúng ta thích chuyện đùa này vì nó rất phù hợp với tính cách của Chúa Giêsu: nhẹ nhàng, thản nhiên, đi trên mặt nước đến chiếc thuyền của các môn đệ đang chèo. Văn bản nói Ngài sẽ vượt quá họ, có nghĩa là Ngài đi bên cạnh chiếc ghe, như một chuyện bình thường! Khi Ngài chế nhạo người pharisêu, Ngài nhấn mạnh đến đường lối, nhưng với những người đơn sơ, Ngài hành động thật dịu dàng. Các môn đệ của ngài rất vụng về, Ngài rất thích điều này, và Ngài nhẹ nhàng đẩy họ ra. Đúng là chúng ta không bật cười, nhưng chúng ta cười, chúng ta vui vẻ theo cách nguyên sơ mà Bậc Thầy này làm cho chúng ta hiểu, đơn giản từ bỏ bản thân mình trước, không so đo tính toán, không ước tính, không đảm bảo mọi thứ. Câu chuyện đùa có khía cạnh giáo huấn: không phải chúng ta theo Chúa chỉ bằng cái đầu.
Marta An Nguyễn dịch
http://phanxico.vn/2021/08/22/chua-giesu-co-hai-huoc-khong/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn