Cạnh tranh lành mạnh

Thứ tư - 23/02/2022 07:20 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   413
Cạnh tranh lành mạnh là cách cạnh tranh biết giữ lấy đạo đức trong mọi nghành nghề, tôn trọng nhau, biết cùng nhau phát triển và cố gắng tiếp cận đến với người tiêu dùng cách tốt nhất, hiệu quả.
Cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh lành mạnh


 Cạnh tranh để tiến bộ là điều cần thiết, nhưng cạnh tranh thế nào mới đúng ý Chúa muốn? Các tông đồ báo với Chúa Giêsu: “ Ông Gio-an nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta." (Mc 9, 38). Tìm câu trả lời của Chúa.

Cạnh tranh lành mạnh là cách cạnh tranh biết giữ lấy đạo đức trong mọi nghành nghề, tôn trọng nhau, biết cùng nhau phát triển và cố gắng tiếp cận đến với người tiêu dùng cách tốt nhất, hiệu quả.

Cạnh tranh không lành mạnh cách tệ hại, khi người đến sau chê bai, đạp người đi trước để bước lên tự tôn vinh mình. Cách đó vừa thiếu nhân bản, vừa tiểu nhân, vừa không xứng đáng kế nhiệm. Những người khôn ngoan, biết sống đạo đức ngay thẳng sẽ khinh chê kẻ đến sau thiếu nhân cách, thiếu khả năng lãnh đạo, thiếu hiểu biết.

Người ta thường nói: “cờ đến tay ai, người đó phất” nghĩa là mang tư tưởng của người lãnh đạo “tư duy nhiệm kỳ”. Vậy mới biết tại sao làm mãi mà không tiến bộ, chỉ hao tốn tiền của người dân đóng góp.

Cạnh tranh lành mạnh, kinh doanh có đạo đức là cần thiết. Trong luật kinh tế có luật cạnh tranh để hướng dẫn cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh trong đời sống đức tin còn cần thiết hơn nữa để thực thi đức ái.
Cạnh tranh lành mạnh như Chúa dạy: Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.” (Mc 9, 39 – 40).

Nhân Danh Thầy có nghĩa là làm mọi việc để tôn vinh Thiên Chúa chứ không tôn mình lên. “Tôi phải nhỏ đi để Chúa lớn lên trong mọi người” (Ga 3, 30). Và Thánh Phaolô căn dặn: “Nhưng ai nấy phải coi chừng về cách mình xây cất. Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giê-su Ki-tô. (1 Cr 3, 10-11).
Nhờ Thầy mà lại nói xấu về Thầy. Đạo đức người xưa dạy: “bán tự vi sư, nhất tự vi sư”, người dạy ta một nửa chữ cũng là thầy. Tôn trọng là lẽ cơ bản của con người có nhân cách, biết trân trọng và bảo tồn, phát triển các giá trị là điều đáng thực hiện. “Không có người đi trước làm sao có mình?”

Chúa dạy các tông đồ của Ngài, và dạy chúng con, cùng nhau phát triển giá trị đạo đức, cùng nhau xây dựng “nền văn minh tình thương”. Thương lấy người dân của mình, chữa lành những thương tích khổ đau, xua trừ ma quỷ ra khỏi tâm hồn. Biết sử dụng tốt tiền của, công sức người đóng góp để xây dựng cộng đoàn thánh.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây