Mù sờ voi

Thứ năm - 08/09/2022 23:09 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   354
Có hai loại mù, mù đường, mù tri thức, mù nhân cách, mù mờ tâm linh và mù đôi mắt. Mù đôi mắt thường lại có đôi mắt thấu thị, họ nhìn vào bên trong, sâu thẳm. Theo hai nghĩa lành và dữ, tích cực và tiêu cực. Chúa Giêsu nói “mù dẫn mù” (Lc 6, 39) theo nghĩa tiêu cực, cả hai đều rơi xuống hố.
Mù sờ voi

Mù sờ voi


 
 
Có hai loại mù, mù đường, mù tri thức, mù nhân cách, mù mờ tâm linh và mù đôi mắt. Mù đôi mắt thường lại có đôi mắt thấu thị, họ nhìn vào bên trong, sâu thẳm. Theo hai nghĩa lành và dữ, tích cực và tiêu cực. Chúa Giêsu nói “mù dẫn mù” (Lc 6, 39) theo nghĩa tiêu cực, cả hai đều rơi xuống hố.
Mù theo nghĩa tiêu cực: Có câu chuyện kể về bức hoạ của Michel Angelo. Khi ông đã hoàn thành xong tác phẩm của mình, nhà vua đến ngắm xem bức hoạ của ông. Nhà vua ngắm nghía một hồi, nói Michel cần sửa lại chỗ này chỗ kia. Michel lặng yên nghe nhà vua đóng góp ý kiến. Sau khi nhà vua đi ra một chỗ để xem xét, Michel lên cũng sửa vài chỗ. Xong nhà vua tâm tắc khen, đẹp, hay. Khi nhà vua về rồi, đệ tử mới hỏi Michel, bức hoạ xong rồi sao ngài lại sửa. Michel trả lời: Ta sửa những chỗ chẳng quan trọng gì trong bức hoạ, chỉ cốt điều làm cho nhà vua hài lòng thôi. Đệ tử lại hỏi: Sao ngài không nói cho nhà vua biết bức hoạ đã hoàn chỉnh? Michel nói: “Trên đời con nên nhớ rằng, phải sợ nhất là kẻ ngu mà có quyền”.
Cuộc sống có nhiều kẻ mù loà thiếu nhân cách, thiếu hiểu biết, cái gì cũng xen vào. Nếu cứ làm theo kẻ mù, cả hai đều xa xuống hố, thật chứ. Michel đã khôn ngoan không làm theo mà chỉ làm cho vừa lòng hỷ, nộ, ái ố, của nhà vua, mà vẫn giữ được kiệt tác của mình.
Mù sờ voi chắc hẳn ai cũng biết câu truyện này. Ngày nay chẳng ai giỏi tất cả, nhất là thời đại chuyên môn hoá. Có người tự cao, tự đại cho mình biết tất cả, cũng chỉ như người mù sờ voi. Câu nói của người nói không chuyên môn sẽ có nhiều lỗ hổng, nhiều khi thiếu hiểu biết cơ bản của vấn đề, người khác sẽ khinh. Tự cao, tự đại, “múa rìu qua mắt thợ”, bảo vệ ý kiến sai trái của mình sẽ càng thêm nguy hiểm. Người xưa nói: “biết thì thưa thốt” và như Chu Hy nói, có ba thứ dốt: “Không biết gì hết, biết không tới nơi tới chốn, biết điều không cần biết.” Cuộc sống vô vàn nghành nghề, kiến thức vô tận, muốn biết cần học, cần đào sâu và có biết thì cái biết cũng chỉ như hạt cát. Nên khiêm nhường trong cái biết của mình thì hơn.
Mù theo nghĩa tích cực có bao điều hay Chúa dạy. Chúng ta cần có Chúa để “Cho con biết Chúa và cho con biết con” (Augustine). Chúng ta cần học với Chúa: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 29).
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây