Gia Đình Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuộthttps://lebaotinhbmt.net/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 17/02/2024 09:32 |
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |
459
Di sản đức tin của hơn 400 năm loan báo Tin Mừng tại Việt Nam được trao phó cho chúng ta. Di sản ấy đã phải đánh đổi bằng lao nhọc của các bậc Tiền nhân và máu các Thánh tử đạo. Chúng ta có bổn phận gìn giữ và phát triển, để có thể chuyển tải di sản ấy cho các thế hệ tương lai.
HỌC HỎI THƯ NĂM MỤC VỤ 2024 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ MỤC VỤ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VỀ GIÁO HỘI THAM GIA
118 Câu Hỏi Thưa
THƯ NĂM MỤC VỤ 2024
01. Hỏi :Chủ đề thư mục vụ của HĐGMVN năm 2024 là gì? - Thưa : Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội (2024).
02. Hỏi :Các GM VN ghi nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần Dân Chúa để củng cố sự hiệp thông với Chúa, thể hiện qua việc gì? - Thưa : Qua việc học hỏi Lời Chúa và những chấn chỉnh kỷ luật Phụng vụ, nhất là Phụng vụ Thánh Thể.
03. Hỏi :Các GM VN ghi nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần Dân Chúa để củng cố tình hiệp thông huynh đệ, thể hiện qua điều gì? - Thưa : Qua đời sống hiệp nhất cộng đoàn và qua những hoạt động bác ái thiết thực.
04. Hỏi :Qua thư mục vụ năm 2024, các Giám mục vn đề nghị anh chị em tiếp tục sống tình hiệp thông và thực hiện chương trình đề ra là gì? - Thưa : Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
05. Hỏi :Tham gia là một trong ba yếu tố căn bản của điều gì? - Thưa : Của Giáo Hội hiệp hành.
06. Hỏi :Ở đó, mọi người đều bình đẳng, cộng tác tùy theo ơn gọi của mình và phục vụ lẫn nhau qua các ân huệ đã lãnh nhận từ ai? - Thưa : Từ Chúa Thánh Thần.
07. Hỏi :Việc tham gia xây dựng Giáo hội là gì của người Kitô hữu? - Thưa : Sứ mạng tự bản chất.
08. Hỏi :Qua Bí tích gì, chúng ta cùng chung một phẩm giá là con Thiên Chúa? - Thưa : Bí tích Thanh tẩy.
09. Hỏi :Qua Bí tích Thanh tẩy, chúng ta cùng chung một phẩm giá là con Thiên Chúa, thành viên của gia đình Giáo hội, anh chị em trong Đức Kitô, cùng tham dự vào chức năng nào của Đức Kitô? - Thưa : Cùng tham dự vào chức năng tư tế, ngôn sứ và vương đế của Đức Kitô.
10. Hỏi :Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới lần thứ XVI nêu rõ: Bí tích Rửa tội tạo ra điều gì? - Thưa : Một sự đồng trách nhiệm thực sự giữa tất cả các phần tử của Giáo hội.
11. Hỏi :Bí tích Rửa tội tạo ra một sự đồng trách nhiệm thực sự giữa tất cả các phần tử của Giáo hội, được thể hiện qua điều gì? - Thưa : Qua sự tham gia của tất cả mọi người vào sứ vụ và qua việc xây dựng cộng đoàn Giáo hội tùy theo đặc sủng của mỗi người.
12. Hỏi :Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: Tất cả những người đã được điều gì đều được mời gọi tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội? - Thưa : Được rửa tội.
13. Hỏi :Nếu không có sự tham gia thực sự của ai, nói về hiệp thông có nguy cơ chỉ còn là một ước vọng đạo đức…? - Thưa : Dân Chúa.
14. Hỏi :Trao quyền cho mọi người tham gia là một bổn phận thiết yếu của ai? - Thưa : Giáo hội.
15. Hỏi :Giáo hội Công giáo hoàn vũ đang cử hành Thượng HĐGM thế giới lần thứ XVI với chủ đề Hướng tới một Giáo hội hiệp hành thế nào? - Thưa : Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ.
16. Hỏi :Trong tiến trình chuẩn bị Thượng Hội đồng, mọi thành phần Dân Chúa đều được mời gọi nói lên điều gì? - Thưa : Nói lên những ưu tư và kỳ vọng của mình.
17. Hỏi :Hai giám mục Việt Nam được Đức Thánh Cha bổ nhiệm sẽ tham dự phiên họp Đại hội của Thượng Hội đồng tại Rôma vào tháng Mười năm 2023 là ai? - Thưa : Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh, và Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Giáo phận Phan Thiết.
18. Hỏi :Các Giám mục đại diện cho Dân Chúa tại Việt Nam, đóng góp ý kiến trong tinh thần gì với Giáo hội hoàn vũ? - Thưa : Tinh thần đồng trách nhiệm và hiệp thông sâu xa.
19. Hỏi :Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, cùng với những khó khăn trong đời sống và cách hiểu giáo lý chưa đúng, một số giáo dân sống đức tin thế nào với những hoạt động của cộng đoàn địa phương? - Thưa : Thụ động và dửng dưng.
20. Hỏi :Với những người thụ động và dửng dưng, đời sống đức tin chỉ bao hàm trong việc gì? - Thưa : Tuân giữ ngày Chúa nhật.
21. Hỏi :Do đó, thúc đẩy sự tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo hội tại Việt Nam thì thế nào? - Thưa : Là một nhu cầu cấp thiết.
22. Hỏi :Một cách cụ thể, các Giám mục muốn nhắn nhủ và mời gọi anh chị em làm gì ngay chính nơi mình đang sống và làm việc? - Thưa : Nhiệt tình và chủ động tham gia xây dựng Giáo hội.
23. Hỏi :Anh em linh mục hãy ý thức điều gì mà mình được lãnh nhận là để phục vụ chức tư tế cộng đồng do Bí tích Rửa tội? - Thưa : Ý thức chức tư tế thừa tác.
24. Hỏi :Cả hai chức tư tế, theo cách thức riêng của mình, đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của ai? - Thưa : Của Đức Kitô.
25. Hỏi :Do đó, các chủ chăn có chức thánh phải làm gì? - Thưa : Nhìn nhận và phát huy phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội.
26. Hỏi :Các chủ chăn có chức thánhcầnphải làm gì? - Thưa : Cần sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ, tín cẩn giao phó công tác để họ phục vụ Giáo hội, cho họ tự do và quyền hạn để hành động.
27. Hỏi :Các chủ chăn có chức thánh cũng nên làm gì để họ đảm nhận những công việc do chính họ khởi xướng? - Thưa : Khuyến khích và tạo điều kiện.
28. Hỏi :Các linh mục cần làm gì để giúp họ hiểu đúng về vai trò, bổn phận, ơn gọi và sứ mạng của họ trong Giáo Hội? - Thưa : Tổ chức những lớp đào tạo giáo dân.
29. Hỏi :Tại các giáo xứ, linh mục và tu sĩ không kiêm nhiệm hết mọi việc thay thế giáo dân, nhưng hướng dẫn và đồng hành để giúp họ chu toàn ba chức năng của bí tích gì? - Thưa : Bí tích Thanh Tẩy.
30. Hỏi :Anh chị em tu sĩ là những người đang sống theo ba lời khuyên Phúc âm, như dấu chỉ sự hiện diện của điều gì giữa trần gian? - Thưa : Nước Trời.
31. Hỏi :Anh chị em tu sĩ là những người đang sống theo ba lời khuyên Phúc âm, như dấu chỉ sự hiện diện của Nước Trời giữa trần gian, đồng thời dấn thân vào mọi môi trường của xã hội, như là gì giữa đời? - Thưa : Như muối và ánh sáng giữa đời.
32. Hỏi :Anh chị em tu sĩ hãy sống đúng và phát huy đặc sủng của mình, đồng thời cộng tác với các linh mục giáo phận, củng cố đời sống đức tin nơi các tín hữu và tích cực dấn thân trong những hoạt động bác ái và xã hội như chúng ta đang làm, góp phần làm toả sáng hình ảnh ai trong xã hội hôm nay? - Thưa : Hình ảnh Đức Kitô.
33. Hỏi :Anh chị em giáo dân hãy ý thức về điều gì của mình trong Giáo Hội? - Thưa : Về sứ mạng và vai trò.
34. Hỏi :Nhờ phẩm giá chung do điều gì, anh chị em là những người đồng trách nhiệm với tất cả các linh mục và tu sĩ nam nữ, đối với sứ mệnh của Giáo hội? - Thưa : Phép Rửa tội.
35. Hỏi :Do đó, hãy nhiệt thành tham gia và cộng tác chặt chẽ với các linh mục để xây dựng Giáo hội và thực thi sứ mạng gì cho Chúa ở giữa đời? - Thưa : Làm chứng.
36. Hỏi :Cách riêng, các thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ, giáo lý viên, thừa tác viên ngoại thường của Bí tích Thánh Thể, những người đặc trách Phụng vụ, thành viên của các hiệp hội và hội đoàn, cần có điều gì để tham gia các sinh hoạt với tinh thần siêu nhiên, tích cực nhiệt thành mà vẫn luôn hiệp thông hài hòa với các linh mục, tu sĩ và cộng đoàn? - Thưa : Cần có đời sống nội tâm và học hỏi giáo huấn của Giáo hội.
37. Hỏi :Di sản đức tin của hơn bao nhiêu năm loan báo Tin Mừng tại Việt Nam được trao phó cho chúng ta? - Thưa : Hơn 400 năm.
38. Hỏi :Di sản ấy đã phải đánh đổi bằng điều gì? - Thưa : Bằng lao nhọc của các bậc Tiền nhân và máu các Thánh tử đạo.
39. Hỏi :Chúng ta có bổn phận gì, để có thể chuyển tải di sản ấy cho các thế hệ tương lai? - Thưa : Bổn phận gìn giữ và phát triển.
40. Hỏi :Năm 2023 này, Giáo Hội Công giáo Việt Nam kỷ niệm điều gì? - Thưa : 35 năm các anh hùng tử đạo được phong hiển Thánh (1988-2023)
41. Hỏi :Đây là dịp để chúng ta học hỏi về điều gì? - Thưa : Về lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam, về gương anh hùng của các bậc Tiền nhân.
42. Hỏi :Đây là dịp để chúng ta học hỏi về lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam, về gương anh hùng của các bậc Tiền nhân, qua đó chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa, nguyện bước tiếp thế hệ đi trước, viết lên những trang sử hào hùng của Giáo hội, dấn thân làm chứng cho Chúa và góp phần xây dựng Quê hương thế nào? - Thưa : An bình, thịnh vượng.
GIÁO HỘI VIỆT NAM
43. Hỏi :Người đầu tiên đến làng Ninh Cường và Quần Anh (nay thuộc tỉnh Nam Định, giáo phận Bùi chu) để truyền đạo tên là gì? - Thưa : Thầy Inêkhu.
44. Hỏi :Vào năm nào, thầy Inêkhu đến giảng đạo tại làng Ninh Cường và lịch sử cho đó là khởi đầu Đạo Công Giáo tại Việt Nam? - Thưa : Năm 1533.
45. Hỏi :Năm khởi đầu cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thuộc triều đại vua nào? - Thưa : Vua Lê Trang Tông.
46. Hỏi :Người có công lớn trong sự hình thành và phát triển chữ quốc ngữ là ai? - Thưa : Giáo sĩ Đắc Lộ.
47. Hỏi :Tác phẩm “Phép Giáng tám ngày” và “Tự điển Việt-Bồ-La” là của ai? - Thưa : Giáo sĩ Đắc Lộ.
48. Hỏi :Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Ngoài tên là gì? - Thưa : Anh Phanxicô.
49. Hỏi :Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Trong tên là gì? - Thưa : Thầy Anrê Phú Yên (27.7.1644).
50. Hỏi :Người tín hữu đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam tên là gì? - Thưa : Ông Đỗ Hưng Viễn.
51. Hỏi :Đức Giáo Hoàng nào đã thiết lập 2 Giáo phận ở Việt nam : Giáo Phận Đàng Trong và Giáo phận Đàng Ngoài? (8.9.1659) - Thưa : ĐGH Alexandro VII.
52. Hỏi :Vị giám mục được ĐGH Alexandro VII đặt cai quản giáo phận Đàng Ngoài tên là gì? - Thưa : Gm Francois Pallu.
53. Hỏi :Công Đồng đầu tiên họp tại Phố Hiến dưới quyền chủ tọa của giám mục Lambert de La Motte đã chọn ai làm bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam? - Thưa : Thánh cả Giuse.
54. Hỏi :Đức giám mục nào chủ tọa Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam tại Phố Hiến? - Thưa : Gm Lambert de La Motte.
55. Hỏi :Ai nào đã thành lập Dòng Mến Thánh Giá? - Thưa : Gm Lambert de La Motte.
56. Hỏi :Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam được họp tại Phố Hiến năm nào? - Thưa : Năm 1670.
57. Hỏi :Ai đã ra sắc chỉ cấm người Công giáo Việt Nam không được mang trên mình hoặc treo trong nhà thánh giá và các ảnh tượng? - Thưa : Sãi Vương Nguyễn Phúc Nhân (12.1625).
58. Hỏi :Người đã thành lập Nhà Đức Chúa Trời chuyên huấn luyện các thầy giảng là ai? - Thưa : Giáo sĩ Đắc Lộ.
59. Hỏi :Vị thừa sai ngoại quốc bị hành quyết đầu tiên ở việt nam tên là gì? - Thưa : Gs JB Messari (23-6-1723).
60. Hỏi :Thời vua nào giáo dân chạy vào La Vang là nơi rừng thiêng nước độc để trốn tránh cảnh bắt bớ, bách hại; và từ đây, Linh Địa La Vang đi vào lịch sử Giáo Hội Việt Nam? - Thưa : Vua Cảnh Thịnh (1798-1800).
61. Hỏi :Vị vua nào có chỉ dụ truyền khắc 2 chữ “tả đạo” vào má các tín hữu truyng kiên rồi đẩy họ vào những nơi rừng thiêng nước độc? - Thưa : Vua Tự Đức (1848).
62. Hỏi :Vị vua nào đã ban hành lệnh Phân Tháp (Phân Sáp) người công giáo vào các làng không công giáo? - Thưa : Vua Tự Đức (7.1861).
63. Hỏi :Vị giám mục đã họp Công Đồng các linh mục tại Gò Thị, Bình Định (năm 1841), Công Đồng chú tâm tới việc truyền giáo, huấn luyện và nâng cao trình độ cho hàng giáo sĩ tên là gì? - Thưa : Gm E.T Cuénot Thể.
64. Hỏi :“Bình Tây sát Tả” là chủ trương của Phong trào nào? - Thưa : Phong trào Văn Thân.
65. Hỏi :Giám mục tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam là ai? - Thưa : Gm GB. Nguyễn Bá Tòng (1933).
66. Hỏi :Đức Giáo hoàng nào đã thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam? - Thưa : ĐGH Gioan XXIII (1960).
67. Hỏi :Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập vào năm nào? - Thưa : Năm 1960.
68. Hỏi :Hàng giáo phẩm Giáo Hội Việt nam được Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập với sắc chỉ này nào? - Thưa : Venerabilium Nostrorum (24.11.1960).
69. Hỏi :Giáo Hội Việt Nam có bao nhiêu tổng giáo phận và tên gọi là gì? - Thưa : Có 3 tổng giáo phận. Tổng giáo phận Hà Nội, Tổng giáo phận Huế và Tổng giáo phận Sài gòn.
70. Hỏi :Tổng giáo phận Hà Nội gồm có những giáo phận nào? - Thưa : 1. Gp Lạng Sơn – Cao Bằng (1913). 2. Gp Hưng Hóa (1895). 3. Gp Bắc Ninh (1883). 4. TGp Hà Nội (1679). 5. Gp Hải Phòng (1679). 6. Gp Thái Bình (1936). 7. Gp Bùi Chu (1848). 8. Gp Phát Diệm (1901). 9. Gp Thanh Hóa (1932). 10. Gp Vinh (1846). 11. Gp Hà Tĩnh (2018).
71. Hỏi :Tổng giáo phận Huế gồm có những giáo phận nào? - Thưa : 1. TGp Huế (1850). 2. Giáo phận Đà Nẵng (1963). 3. Giáo phận Qui Nhơn (1659). 4. Giáo phận Kontum (1932). 5. Giáo phận Nha Trang (1957). 6. Giáo phận Ban Mê Thuột (1967).
72. Hỏi :Tổng giáo phận Sài gòn gồm có những giáo phận nào? - Thưa : 1. Gp Đà Lạt (1960). 2. Gp Phan Thiết (1975). 3. Gp Phú Cường (1965). 4. Gp Xuân Lộc (1965). 5. Gp Bà Rịa (2005). 6. TGp Sài Gòn (1844). 7. Gp Mỹ Tho (1960). 8. Gp Vĩnh Long (1938). 9. Gp Long Xuyên (1960). 10. Gp Cần Thơ (1955).
73. Hỏi :Giáo phận Banmêthuột được thành lập ngày tháng năm nào? - Thưa : Ngày 22.06.1967.
74. Hỏi :Vị Hồng y tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam tên là gì? - Thưa : Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1976).
75. Hỏi :Đức Giáo Hoàng nào đã tuyên thánh cho 117 vị chứng nhân đức tin của Giáo Hội Việt Nam? - Thưa : ĐGH Gioan Phalô II.
76. Hỏi :Các chứng nhân đức tin của Giáo Hội Việt Nam được tuyên thánh vào ngày tháng năm nào? - Thưa : Ngày 19.06.1988.
77. Hỏi :Thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước? - Thưa : ĐGH Gioan Phalô II. 78. Hỏi :Hiện nay (2024) Giáo Hội Việt Nam có bao nhiêu giáo phận? - Thưa : Có 27 giáo phận.
79. Hỏi :Giáo phận thứ 27 có tên gọi là gì? - Thưa : Giáo phận Hà tĩnh.
80. Hỏi :Tính đếnngày 13/02/2024, dân số hiện tại của Việt Nam là bao nhiêu người? - Thưa : Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.256.713 người, chiếm 1,23% dân số thế giới.
81. Hỏi :Việt Nam đang đứng thứ mấy trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ? - Thưa : Đang đứng thứ 15.
82. Hỏi :Theo thống kê đến ngày 31.12.2018, số người Công giáo Việt Nam là bao nhiêu? - Thưa : Số người Công giáo Việt Nam là 6.709.307 người.
83. Hỏi :Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu linh mục? - Thưa : Có 5.818 linh mục. gồm 4.227 linh mục triều và 1.591 linh mục dòng.
84. Hỏi :Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu đại chủng sinh? - Thưa : Có 2.733 đại chủng sinh.
85. Hỏi :Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu tiểu chủng sinh? - Thưa : Có 1.943 tiểu chủng sinh.
86. Hỏi :Trên mảnh đất Việt Nam, tổng cộng có bao nhiêu Dòng tu? - Thưa : Có 283 Dòng tu.
87. Hỏi :Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu nam tu sĩ? - Thưa : Có 4.198 nam tu sĩ.
88. Hỏi :Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu nữ tu sĩ? - Thưa : Có 23.140 nữ tu sĩ.
89. Hỏi :Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu giáo lý viên? - Thưa : Có 64.671 giáo lý viên.
GIÁO HỘI HOÀN VŨ
90. Hỏi :Đức Giáo Hoàng hiện nay (2024) tên là gì? - Thưa : Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
91. Hỏi :Tên gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là gì? - Thưa : Jorge Mario Bergoglio.
92. Hỏi :Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người thứ mấy kế vị thánh Phêrô? - Thưa : Thứ 266.
93. Hỏi :Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu làm giáo hoàng ngày tháng năm nào? - Thưa : 13 tháng 3 năm 2013.
94. Hỏi :Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người thuộc nước nào? - Thưa : Nước Argentina.
95. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) dân số thế giới là bao nhiêu người? - Thưa : Dân số thế giới là 7.785.769.000 người.
96. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) số người công giáo trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Số Công giáo là 1.375.852.000 người.
97. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) tổng số giám mục trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Tổng số giám mục 5.340 vị.
98. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) tổng số linh mục trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Tổng số linh mục trên thế giới là 407.872. Linh mục triều là 279.610 và linh mục dòng là 128.262.
99. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) các phó tế vĩnh viễn trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Các phó tế vĩnh viễn trên thế giới là 49.176 thầy.
100. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) các tu sĩ nam không phải linh mục trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Số các tu sĩ không phải linh mục là 49.774 người.
101. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) số nữ tu trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Số nữ tu là 608.958.
102. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) số đại chủng sinh, giáo phận và dòng tu trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Số đại chủng sinh, giáo phận và dòng tu là 109.895 thầy.
103. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) tổng số tiểu chủng sinh, giáo phận và dòng tu trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Tổng số tiểu chủng sinh, giáo phận và dòng tu là 95.714 chủng sinh.
104. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) các địa phận trực thuộc vào Bộ Truyền giáo trên thế giới là bao nhiêu? - Thưa : Các địa phận trực thuộc vào Bộ Truyền giáo là 1.121.
105. Hỏi :Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến thời điểm 2023, trên thế giới có bao nhiêu quốc gia chính thức? - Thưa : Có 204 quốc gia chính thức.
106. Hỏi :Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến thời điểm 2023, Châu Á có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? - Thưa : Có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ.
107. Hỏi :Châu Á là nơi khởi nguyên của các tôn giáo lớn nào? - Thưa : Kitô giáo khởi nguyên ở Bethlehem, vùng đất Palestine, Tây Á./ Hồi giáo khởi nguyên ở bán đảo Ả Rập, Tây Á./ Phật giáo hình thành ở chỗ tiếp giáp hai nước Ấn Độ và Nepal./ Ấn Độ giáo khởi nguyên ở Ấn Độ…
108. Hỏi :Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc tính đến thời điểm ngày 26/11/2023 Châu Á có bao nhiêu người? - Thưa : Có 4.767.793.073 người, chiếm 59,13 % tổng dân số thế giới.
109. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) số người công giáo Châu Á là bao nhiêu? - Thưa : Số người công giáo là 147.227.000 chiếm 3,29% dân số Châu Á.
110. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu giám mục? - Thưa : Châu Á có tổng số Giám mục 815. Gồm 628 giám mục triều và 187 giám mục dòng.
111. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu linh mục? - Thưa : Châu Á có tổng số linh mục 68.265. Gồm 39.108 linh mục triều và 29.157 linh mục dòng.
112. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu phó tế vĩnh viễn? - Thưa : Châu Á có tổng số phó tế vĩnh viễn 354. Gồm 217 giáo phận và 137 dòng.
113. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu tu sĩ nam? - Thưa : Châu Á có tổng số 12.280 tu sĩ nam.
114. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu tu sĩ nữ? - Thưa : Châu Á có tổng số 174.165 tu sĩ nữ.
115. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu Giáo lý viên? - Thưa : Châu Á có tổng số 378.069 Giáo lý viên.
116. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu đại chủng sinh giáo phận và dòng tu? - Thưa : Châu Á có tổng số 34.719 đại chủng sinh. Gồm 15.949 đại chủng sinh giáo phận và 18.770 đại chủng sinh dòng tu.
117. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu tiểu chủng sinh giáo phận và dòng tu? - Thưa : Châu Á có tổng số 25.406 tiểu chủng sinh. Gồm 15.890 tiểu chủng sinh giáo phận và 9.516 tiểu chủng sinh dòng tu.
118. Hỏi :Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu giáo phận? - Thưa : Châu Á có 344 giáo phận. Gb. Nguyễn Thái Hùng 2.2024
118 Câu Trắc Nghiệm
THƯ NĂM MỤC VỤ 2024
01.Chủ đề thư mục vụ của HĐGMVN năm 2024 là gì?
a. Sống đạo hôm nay.
b. Củng cố sự hiệp thông.
c. Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
d. Cùng nhau loan báo Tin Mừng.
02.Các GM VN ghi nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần Dân Chúa để củng cố sự hiệp thông với Chúa, thể hiện qua việc gì?
a. Học hỏi Lời Chúa.
b. Những chấn chỉnh kỷ luật Phụng vụ, nhất là Phụng vụ Thánh Thể.
c. Siêng năng đi tham dự Thánh Lễ.
d. Chỉ a và b đúng.
03.Các GM VN ghi nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần Dân Chúa để củng cố tình hiệp thông huynh đệ, thể hiện qua điều gì?
a. Đời sống hiệp nhất cộng đoàn.
b. Những hoạt động bác ái thiết thực.
c. Việc dạy giáo lý.
d. Chỉ a và b đúng.
04.Qua thư mục vụ năm 2024, các Giám mục vn đề nghị anh chị em tiếp tục sống tình hiệp thông và thực hiện chương trình đề ra là gì?
a. Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
b. Cùng bước với Giáo Hội hoàn vũ.
c. Cùng nhau loan báo Tin mừng.
d. Hiệp nhất với nhau trong Đức Kitô.
05.Tham gia là một trong ba yếu tố căn bản của điều gì?
a. Tính đồng nghị.
b. Giáo Hội hiệp hành.
c. Cùng nhau bước đi.
d. Sứ vụ của Giáo Hội.
06.Ở đó, mọi người đều bình đẳng, cộng tác tùy theo ơn gọi của mình và phục vụ lẫn nhau qua các ân huệ đã lãnh nhận từ ai?
a. Chúa Kitô.
b. Chúa Thánh Thần.
c. Hội Thánh.
d. Ơn gọi làm người Kitô.
07.Việc tham gia xây dựng Giáo hội là gì của người Kitô hữu?
a. Niềm vui.
b. Sứ mạng tự bản chất.
c. Trách nhiệm.
d. Thử thách.
08.Qua Bí tích gì, chúng ta cùng chung một phẩm giá là con Thiên Chúa?
a. Bí tích Thanh Tẩy.
b. Bí tích Thêm Sức.
c. Bí tích Thánh Thể.
d. Bí tích Truyền Chức Thánh.
09.Qua Bí tích Thanh tẩy, chúng ta cùng chung một phẩm giá là con Thiên Chúa, thành viên của gia đình Giáo hội, anh chị em trong Đức Kitô, cùng tham dự vào chức năng nào của Đức Kitô?
a. Chức năng tư tế.
b. Chức năng ngôn sứ.
c. Chức năng vương đế.
d. Cả a, b và c đúng.
10.Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới lần thứ XVI nêu rõ: Bí tích Rửa tội tạo ra điều gì?
a. Một sự liên đới giữa mọi người.
b. Mọi người đều là anh chị em của nhau.
c. Thiên Chúa là Cha yêu thương của mọi người.
d. Một sự đồng trách nhiệm thực sự giữa tất cả các phần tử của Giáo hội.
11.Bí tích Rửa tội tạo ra một sự đồng trách nhiệm thực sự giữa tất cả các phần tử của Giáo hội, được thể hiện qua điều gì?
a. Qua sự tham gia của tất cả mọi người vào sứ vụ.
b. Qua việc xây dựng cộng đoàn Giáo hội tùy theo đặc sủng của mỗi người.
c. Qua việc siêng năng tham dự thánh lễ.
d. Chỉ a và b đúng.
12.Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: Tất cả những người đã được điều gì đều được mời gọi tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội?
a. Được rửa tội.
b. Được lãnh nhận bí tích Thêm sức.
c. Được gia nhập Hội Thánh.
d. Được đào tạo chuyên môn.
13.Nếu không có sự tham gia thực sự của ai, nói về hiệp thông có nguy cơ chỉ còn là một ước vọng đạo đức…?
a. Chúa Kitô.
b. Hội Thánh.
c. Dân Chúa.
d. Các giám mục.
14.Trao quyền cho mọi người tham gia là một bổn phận thiết yếu của ai?
a. Chúa Kitô.
b. Đức Giáo Hoàng.
c. Giáo Hội.
d. Các giám mục.
15.Giáo hội Công giáo hoàn vũ đang cử hành Thượng HĐGM thế giới lần thứ XVI với chủ đề Hướng tới một Giáo hội hiệp hành thế nào?
a. Hiệp thông.
b. Tham gia.
c. Sứ vụ.
d. Cả a, b và c đúng.
16.Trong tiến trình chuẩn bị Thượng Hội đồng, mọi thành phần Dân Chúa đều được mời gọi nói lên điều gì?
a. Nói lên những kỳ vọng của mình.
b. Nói lên những ưu tư của mình.
c. Nói lên những khó khăn của mình.
d. Chỉ a và b đúng.
17.Hai giám mục Việt Nam được Đức Thánh Cha bổ nhiệm sẽ tham dự phiên họp Đại hội của Thượng Hội đồng tại Rôma vào tháng Mười năm 2023 là ai?
a. Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn.
b. Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng.
c. Đức cha Giuse Nguyễn Năng.
d. Chỉ a và b đúng.
18.Các Giám mục đại diện cho Dân Chúa tại Việt Nam, đóng góp ý kiến trong tinh thần gì với Giáo hội hoàn vũ?
a. Đồng trách nhiệm và hiệp thông sâu xa.
b. Liên đới với mọi người.
c. Loan báo Tin mừng.
d. Chia sẻ những kinh nghiệm.
19.Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, cùng với những khó khăn trong đời sống và cách hiểu giáo lý chưa đúng, một số giáo dân sống đức tin thế nào với những hoạt động của cộng đoàn địa phương?
a. Thụ động.
b. Dửng dưng.
c. Tích cực.
d. Chỉ a và b đúng.
20.Với những người thụ động và dửng dưng, đời sống đức tin chỉ bao hàm trong việc gì?
a. Làm các việc tông đồ.
b. Tuân giữ ngày Chúa nhật.
c. Giữ các giới răn.
d. Ăn chay.
21.Do đó, thúc đẩy sự tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tại Việt Nam thì thế nào?
a. Là một nhu cầu cấp thiết.
b. Là sự dấn thân của mọi người.
c. Là đòi hỏi của các linh mục.
d. Là sự khó khăn của người tín hữu.
22.Một cách cụ thể, các Giám mục muốn nhắn nhủ và mời gọi anh chị em làm gì ngay chính nơi mình đang sống và làm việc?
a. Nhiệt tình và chủ động tham gia xây dựng Giáo Hội.
b. Duy trì đời sống đức tin của mình.
c. Liên đới với những người tại địa phương.
d. Giúp đỡ những người thiện chí tìm kiếm đức tin.
23.Anh em linh mục hãy ý thức điều gì mà mình được lãnh nhận là để phục vụ chức tư tế cộng đồng do Bí tích Rửa tội?
a. Trách nhiệm.
b. Chức tư tế thừa tác.
c. Sự phát triển của giáo xứ.
d. Nhiệm vụ được trao phó.
24.Cả hai chức tư tế, theo cách thức riêng của mình, đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của ai?
a. Đức Kitô.
b. Hội Thánh.
c. Giám mục.
d. Linh mục.
25.Do đó, các chủ chăn có chức thánh phải làm gì?
a. Nhìn nhận,
b. Phát huy phẩm giá,
c. Và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội.
d. Cả a, b và c đúng.
26.Các chủ chăn có chức thánh cần phải làm gì?
a. Sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ.
b. Tín cẩn giao phó công tác để họ phục vụ Giáo hội,
c. Cho họ tự do và quyền hạn để hành động.
d. Cả a, b và c đúng.
27.Các chủ chăn có chức thánh cũng nên làm gì để họ đảm nhận những công việc do chính họ khởi xướng?
a. Khuyến khích.
b. Tạo điều kiện.
c. Chăm sóc.
d. Chỉ a và b đúng.
28.Các linh mục cần làm gì để giúp họ hiểu đúng về vai trò, bổn phận, ơn gọi và sứ mạng của họ trong Giáo Hội?
a. Chăm lo đời sống đức tin cho mọi người.
b. Cố gắng thăm viếng mọi người trong giáo xứ.
c. Hướng dẫn mọi người làm việc hiệu quả.
d. Tổ chức những lớp đào tạo giáo dân.
29.Tại các giáo xứ, linh mục và tu sĩ không kiêm nhiệm hết mọi việc thay thế giáo dân, nhưng hướng dẫn và đồng hành để giúp họ chu toàn ba chức năng của bí tích gì?
a. Bí tích Thanh Tẩy.
b. Bí tích Thêm Sức.
c. Bí tích Thánh Thể.
d. Bí tích Truyền Chức Thánh.
30.Anh chị em tu sĩ là những người đang sống theo ba lời khuyên Phúc âm, như dấu chỉ sự hiện diện của điều gì giữa trần gian?
a. Chúa Kitô.
b. Nước Trời.
c. Hội Thánh.
d. Thiên Đàng.
31.Anh chị em tu sĩ là những người đang sống theo ba lời khuyên Phúc âm, như dấu chỉ sự hiện diện của Nước Trời giữa trần gian, đồng thời dấn thân vào mọi môi trường của xã hội, như là gì giữa đời?
a. Muối.
b. Ánh sáng
c. Niềm vui.
d. Chỉ a và b đúng.
32.Anh chị em tu sĩ hãy sống đúng và phát huy đặc sủng của mình, đồng thời cộng tác với các linh mục giáo phận, củng cố đời sống đức tin nơi các tín hữu và tích cực dấn thân trong những hoạt động bác ái và xã hội như chúng ta đang làm, góp phần làm toả sáng hình ảnh ai trong xã hội hôm nay?
a. Thiên Chúa.
b. Đức Kitô.
c. Hội Thánh.
d. Con người.
33.Anh chị em giáo dân hãy ý thức về điều gì của mình trong Giáo Hội?
a. Về sứ mạng.
b. Về vai trò.
c. Về niềm vui.
d. Chỉ a và b đúng.
34.Nhờ phẩm giá chung do điều gì, anh chị em là những người đồng trách nhiệm với tất cả các linh mục và tu sĩ nam nữ, đối với sứ mệnh của Giáo hội?
a. Phẩm trật.
b. Hội Thánh.
c. Phép Rửa tội.
d. Thiên Chúa.
35.Do đó, hãy nhiệt thành tham gia và cộng tác chặt chẽ với các linh mục để xây dựng Giáo hội và thực thi sứ mạng gì cho Chúa ở giữa đời?
a. Hiện diện.
b. Biểu tượng.
c. Yêu thương.
d. Làm chứng.
36.Cách riêng, các thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ, giáo lý viên, thừa tác viên ngoại thường của Bí tích Thánh Thể, những người đặc trách Phụng vụ, thành viên của các hiệp hội và hội đoàn, cần có điều gì để tham gia các sinh hoạt với tinh thần siêu nhiên, tích cực nhiệt thành mà vẫn luôn hiệp thông hài hòa với các linh mục, tu sĩ và cộng đoàn?
a. Đời sống nội tâm,
b. Học hỏi giáo huấn của Giáo hội.
c. Ý thức trách nhiệm.
d. Chỉ a và b đúng.
37.Di sản đức tin của hơn bao nhiêu năm loan báo Tin Mừng tại Việt Nam được trao phó cho chúng ta?
a. Hơn 200 năm.
b. Hơn 300 năm.
c. Hơn 400 năm.
d. Hơn 500 năm.
38.Di sản ấy đã phải đánh đổi bằng điều gì?
a. Bằng lao nhọc của các bậc Tiền nhân,
b. Bằng máu các Thánh tử đạo.
c. Bằng sự kiên trì truyền giáo cho người sắc tộc.
d. Chỉ a và b đúng.
39.Chúng ta có bổn phận gì, để có thể chuyển tải di sản ấy cho các thế hệ tương lai?
a. Gìn giữ.
b. Phát triển.
c. Quảng bá.
d. Chỉ a và b đúng.
40.Năm 2023 này, Giáo Hội Công giáo Việt Nam kỷ niệm điều gì?
a. 35 năm các anh hùng tử đạo được phong hiển Thánh.
b. 65 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
c. 350 năm giáo phận đầu tiên được thành lập tại Việt Nam.
d. 400 năm Tin mừng được rao giảng trên quê hương Việt Nam.
41.Đây là dịp để chúng ta học hỏi về điều gì?
a. Về lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam.
b. Về gương anh hùng của các bậc Tiền nhân.
c. Về sự bách hại của các vua chúa tại Việt Nam.
d. Chỉ a và b đúng.
42.Đây là dịp để chúng ta học hỏi về lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam, về gương anh hùng của các bậc Tiền nhân, qua đó chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa, nguyện bước tiếp thế hệ đi trước, viết lên những trang sử hào hùng của Giáo hội, dấn thân làm chứng cho Chúa và góp phần xây dựng Quê hương thế nào?
a. Ấm no, hạnh phúc.
b. An bình, thịnh vượng.
c. Độc lập, bình an.
d. An khang, mạnh khỏe.
GIÁO HỘI VIỆT NAM
43.Người đầu tiên đến làng Ninh Cường và Quần Anh (nay thuộc tỉnh Nam Định, giáo phận Bùi chu) để truyền đạo tên là gì?
a. Thầy Inêkhu.
b. Thầy Anrê Phú Yên.
c. Giáo sĩ Đắc Lộ.
d. Anh Phanxicô.
44.Vào năm nào, thầy Inêkhu đến giảng đạo tại làng Ninh Cường và lịch sử cho đó là khởi đầu Đạo Công Giáo tại Việt Nam?
a. Năm 1503.
b. Năm 1533.
c. Năm 1553.
d. Năm 1593.
45.Năm khởi đầu cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thuộc triều đại vua nào?
a. Vua Lê Trang Tông.
b. Vua Lê Thánh Tông.
c. Vua Lê Huyền Tông.
d. Vua Gia Long.
46.Người có công lớn trong sự hình thành và phát triển chữ quốc ngữ là ai?
a. Giáo sĩ Antôniô Barbosa.
b. Giáo sĩ Gaspar d’Amaral.
c. Giáo sĩ Đắc Lộ.
d. Giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz.
47.Tác phẩm “Phép Giáng tám ngày” và “Tự điển Việt-Bồ-La” là của ai?
a. Giáo sĩ Antôniô Barbosa.
b. Giáo sĩ Gaspar d’Amaral.
c. Giáo sĩ Đắc Lộ.
d. Giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz.
48.Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Ngoài tên là gì?
a. Bà Anê Lê Thị Thành.
b. Thầy Anrê Phú Yên.
c. Cha Phaolô Lê Bảo Tịnh.
d. Anh Phanxicô.
49.Người tín hữu tử đạo đầu tiên ở Đàng Trong tên là gì?
a. Bà Anê Lê Thị Thành.
b. Thầy Anrê Phú Yên.
c. Cha Phaolô Lê Bảo Tịnh.
d. Anh Phanxicô.
50.Người tín hữu đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam tên là gì?
a. Công Chúa Mai Hoa.
b. Ông Đỗ Hưng Viễn.
c. Bà Lê Thị Thành.
d. Thầy Anrê Phú Yên.
51.Đức Giáo Hoàng nào đã thiết lập 2 Giáo phận ở Việt nam : Giáo Phận Đàng Trong và Giáo phận Đàng Ngoài? (8.9.1659)
a. ĐGH Alexandro VII.
b. ĐGH Gioan XXIII.
c. ĐGH Piô XII.
d. ĐGH Bênêdictô XVI
52.Vị giám mục được ĐGH Alexandro VII đặt cai quản giáo phận Đàng Ngoài tên là gì?
a. Gm Francois Pallu.
b. Gm Lambert de La Motte.
c. Gm Gb. Nguyễn Bá Tòng.
d. Gm Cuenot Thể.
53.Công Đồng đầu tiên họp tại Phố Hiến dưới quyền chủ tọa của giám mục Lambert de La Motte đã chọn ai làm bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam?
a. Thánh cả Giuse.
b. Thánh Phêrô.
c. Đức Maria.
d. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
54.Đức giám mục nào chủ tọa Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam tại Phố Hiến?
a. Gm Francois Pallu.
b. Gm Lambert de La Motte.
c. Gm Bá Đa Lộc.
d. Gm Cuenot Thể.
55.Ai nào đã thành lập Dòng Mến Thánh Giá?
a. Gm Francois Pallu.
b. Gm Lambert de La Motte.
c. Gm Bá Đa Lộc.
d. Giáo sĩ Đắc Lộ.
56.Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam được họp tại Phố Hiến năm nào?
a. Năm 1670.
b. Năm 1690.
c. Năm 1707.
d. Năm 1760.
57.Ai đã ra sắc chỉ cấm người Công giáo Việt Nam không được mang trên mình hoặc treo trong nhà thánh giá và các ảnh tượng?
a. Vua Gia Long.
b. Vua Thiệu Trị.
c. Chúa Trịnh Tráng.
d. Sãi Vương Nguyễn Phúc Nhân.
58.Người đã thành lập Nhà Đức Chúa Trời chuyên huấn luyện các thầy giảng là ai?
a. Gm Francois Pallu.
b. Gm Lambert de La Motte.
c. Gm Bá Đa Lộc.
d. Giáo sĩ Đắc Lộ.
59.Vị thừa sai ngoại quốc bị hành quyết đầu tiên ở việt nam tên là gì?
a. Gs JB Messari.
b. Gs Alexandre de Rhodes.
c. Gs Gaspar d’Amaral.
d. Gs Gaspar Luis.
60.Thời vua nào giáo dân chạy vào La Vang là nơi rừng thiêng nước độc để trốn tránh cảnh bắt bớ, bách hại; và từ đây, Linh Địa La Vang đi vào lịch sử Giáo Hội Việt Nam?
a. Vua Tự Đức .
b. Vua Cảnh Thịnh.
c. Vua Minh Mạng.
d. Vua Thiệu Trị.
61.Vị vua nào có chỉ dụ truyền khắc 2 chữ “tả đạo” vào má các tín hữu truyng kiên rồi đẩy họ vào những nơi rừng thiêng nước độc?
a. Vua Tự Đức.
b. Vua Cảnh Thịnh.
c. Vua Minh Mạng.
d. Vua Thiệu Trị.
62.Vị vua nào đã ban hành lệnh Phân Tháp (Phân Sáp) người công giáo vào các làng không công giáo?
a. Vua Tự Đức.
b. Vua Cảnh Thịnh.
c. Vua Minh Mạng.
d. Vua Thiệu Trị.
63.Vị giám mục đã họp Công Đồng các linh mục tại Gò Thị, Bình Định (năm 1841), Công Đồng chú tâm tới việc truyền giáo, huấn luyện và nâng cao trình độ cho hàng giáo sĩ tên là gì?
a. Gm Francois Pallu.
b. Gm Lambert de La Motte.
c. Gm Pigneau de Béhaine.
d. Gm E.T Cuénot Thể.
64.“Bình Tây sát Tả” là chủ trương của Phong trào nào?
a. Phong trào Đông Du.
b. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
c. Phong trào Văn Thân.
d. Phong trào Cứu Quốc.
65.Giám mục tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam là ai?
a. Gm Giuse Trịnh Như Khuê.
b. Gm GB. Nguyễn Bá Tòng.
c. Gm Fx. Nguyễn Văn Thuận.
d. Gm Phêrô Ngô Đình Thục.
66.Đức Giáo hoàng nào đã thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam?
a. ĐGH Alexandro VII.
b. ĐGH Gioan XXIII.
c. ĐGH Piô XII.
d. ĐGH Gioan Phalô II.
67.Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập vào năm nào?
a. Năm 1958.
b. Năm 1960.
c. Năm 1962.
d. Năm 1965.
68.Hàng giáo phẩm Giáo Hội Việt nam được Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập với sắc chỉ này nào?
a. Venerabilium Nostrorum.
b. Super Cathedram.
c. Qui Dei Benignitate.
d. Spectabile Monumentum.
69. Giáo Hội Việt Nam có bao nhiêu tổng giáo phận và tên gọi là gì?
a. Tổng giáo phận Hà Nội .
b. Tổng giáo phận Huế.
c. Tổng giáo phận Sài gòn.
d. Cả a, b và c đúng. 70.Tổng giáo phận Hà Nội gồm có những giáo phận nào?
a. Gp Lạng Sơn – Cao Bằng (1913). Gp Hưng Hóa (1895). Gp Bắc Ninh (1883). TGp Hà Nội (1679).
b. Gp Hải Phòng (1679). GpThái Bình (1936). Gp Bùi Chu (1848). Gp Phát Diệm (1901).
c. Gp Thanh Hóa (1932). Gp Vinh (1846). Gp Hà Tĩnh (2018).
d. Cả a, b và c đúng.
71.Tổng giáo phận Huế gồm có những giáo phận nào?
a TGp Huế (1850). Gp Đà Nẵng (1963).
b. Gp Qui Nhơn (1659). Gp Kontum (1932).
c. Gp Nha Trang (1957). Gp Ban Mê Thuột (1967).
d. Cả a, b và c đúng.
72.Tổng giáo phận Sài gòn gồm có những giáo phận nào?
a. Gp Đà Lạt (1960). Gp Phan Thiết (1975). Gp Phú Cường (1965).
b. Gp Xuân Lộc (1965). Gp Bà Rịa (2005). TGp Sài Gòn (1844).
c. Gp Mỹ Tho (1960). Gp Vĩnh Long (1938). Gp Long Xuyên (1960). Gp Cần Thơ (1955).
d. Cả a, b và c đúng. 73.Giáo phận Banmêthuột được thành lập ngày tháng năm nào?
a. Ngày 01.01.1967 .
b. Ngày 22.06.1967.
c. Ngày 29.06.1967 .
d. Ngày 08.12.1967.
74.Vị Hồng y tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam tên là gì?
a. Hồng y Fx.Nguyễn Văn Thuận.
b. Hồng y Giuse Trịnh Văn Căn.
c. Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê.
d. Hồng y Gb. Phạm Minh Mẫn. 75.Đức Giáo Hoàng nào đã tuyên thánh cho 117 vị chứng nhân đức tin của Giáo Hội Việt Nam?
a. ĐGH Alexandro VII.
b. ĐGH Gioan XXIII.
c. ĐGH Piô XII.
d. ĐGH Gioan Phalô II. 76.Các chứng nhân đức tin của Giáo Hội Việt Nam được tuyên thánh vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 01.01.1988.
b. Ngày 19.06.1988.
c. Ngày 29.06.1988 .
d. Ngày 01.11.1988 .
77.Thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước?
a. ĐGH Alexandro VII.
b. ĐGH Piô XII.
c. ĐGH Gioan XXIII.
d. ĐGH Gioan Phalô II.
78.Hiện nay (2024) Giáo hội Việt Nam có bao nhiêu giáo phận?
a. Có 25 giáo phận.
b. Có 26 giáo phận.
c. Có 27 giáo phận.
d. Có 28 giáo phận. 79.Giáo phận thứ 27 có tên gọi là gì?
a. Giáo phận Hưng Hóa.
b. Giáo phận Phan Thiết.
c. Giáo phận Hà tĩnh.
d. Giáo phận Bà Rịa.
80.Tính đếnngày 13/02/2024, dân số hiện tại của Việt Nam là bao nhiêu người?
a. Dân số hiện tại của Việt Nam là 79.256.713 người.
b. Dân số hiện tại của Việt Nam là 89.256.713 người.
c. Dân số hiện tại của Việt Nam là 95.256.713 người.
d. Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.256.713 người.
81.Việt Nam đang đứng thứ mấy trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ?
a. Đang đứng thứ 15.
b. Đang đứng thứ 20.
c. Đang đứng thứ 25.
d. Đang đứng thứ 35.
82.Theo thống kê đến ngày 31.12.2018, số người Công giáo Việt Nam là bao nhiêu?
a. Số người Công giáo Việt Nam là 5.709.307 người.
b. Số người Công giáo Việt Nam là 6.709.307 người.
c. Số người Công giáo Việt Nam là 7.709.307 người.
d. Số người Công giáo Việt Nam là 8.709.307 người.
83.Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu linh mục?
a. Có 4.818 linh mục.
b. Có 5.818 linh mục.
c. Có 6.818 linh mục.
d. Có 7.818 linh mục. 84.Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu đại chủng sinh?
a. Có 1.733 đại chủng sinh.
b. Có 2.233 đại chủng sinh.
c. Có 2.733 đại chủng sinh.
d. Có 3.233 đại chủng sinh. 85.Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu tiểu chủng sinh?
a. Có 943 tiểu chủng sinh.
b. Có 1.943 tiểu chủng sinh.
c. Có 2.943 tiểu chủng sinh.
d. Có 3.943 tiểu chủng sinh.
86.Trên mảnh đất Việt Nam, tổng cộng có bao nhiêu Dòng tu?
a. Có 183 Dòng tu.
b. Có 223 Dòng tu.
c. Có 283 Dòng tu.
d. Có 383 Dòng tu.
87.Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu nam tu sĩ?
a. Có 2.198 nam tu sĩ.
b. Có 3.198 nam tu sĩ.
c. Có 4.198 nam tu sĩ.
d. Có 6.198 nam tu sĩ.
88.Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu nữ tu sĩ?
a. Có 13.140 nữ tu sĩ.
b. Có 23.140 nữ tu sĩ.
c. Có 33.140 nữ tu sĩ.
d. Có 43.140 nữ tu sĩ. 89.Giáo Hội Việt Nam năm 2018 có bao nhiêu giáo lý viên?
a. Có 40.671 giáo lý viên.
b. Có 50.671 giáo lý viên.
c. Có 64.671 giáo lý viên.
d. Có 74.671 giáo lý viên.
GIÁO HỘI HOÀN VŨ
90.Đức Giáo Hoàng hiện nay (2024) tên là gì?
a. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIV.
b. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
c. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI. d. Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
91.Tên gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là gì?
a. Angelo Giuseppe Roncalli.
b. Joseph Aloisius Ratzinger
c. Jorge Mario Bergoglio.
d. Karol Józef Wojtyła.
92.Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người thứ mấy kế vị thánh Phêrô?
a. Thứ 265.
b. Thứ 266. c. Thứ 267.
d. Thứ 268.
93.Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu làm giáo hoàng ngày tháng năm nào?
a. 13 tháng 3 năm 2011.
b. 13 tháng 3 năm 2012.
c. 13 tháng 3 năm 2013.
d. 13 tháng 3 năm 2015.
94.Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người thuộc nước nào?
a. Nước Brasil.
b. Nước Italia.
c. Nước Argentina.
d. Nước Nicaragua.
95.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) dân số thế giới là bao nhiêu người?
a. Dân số thế giới là 5.785.769.000 người.
b. Dân số thế giới là 6.785.769.000 người. c. Dân số thế giới là 7.785.769.000 người.
d. Dân số thế giới là 8.785.769.000 người.
96.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) số người Công giáo trên thế giới là bao nhiêu?
a. Là 1. 075.852.000 người.
b. Là 1.375.852.000 người.
c. Là 1.875.852.000 người.
d. Là 2.375.852.000 người.
97.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) tổng số giám mục trên thế giới là bao nhiêu?
a. Tổng số giám mục 4.340 vị.
b. Tổng số giám mục 5.340 vị.
c. Tổng số giám mục 6.340 vị.
d. Tổng số giám mục 7.340 vị.
98.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) tổng số linh mục trên thế giới là bao nhiêu?
a. Tổng số là 307.872 linh mục.
b. Tổng số là 407.872 linh mục.
c. Tổng số là 507.872 linh mục.
d. Tổng số là 607.872. linh mục
99.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) các phó tế vĩnh viễn trên thế giới là bao nhiêu?
a. Là 29.176 thầy.
b. Là 39.176 thầy.
c. Là 49.176 thầy.
d. Là 59.176 thầy.
100.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) các tu sĩ nam không phải linh mục trên thế giới là bao nhiêu?
a. Là 29.774 người.
b. Là 39.774 người.
c. Là 49.774 người.
d. Là 59.774 người.
101.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) số nữ tu trên thế giới là bao nhiêu?
a. Số nữ tu là 408.958.
b. Số nữ tu là 508.958.
c. Số nữ tu là 608.958.
d. Số nữ tu là 708.958.
102.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) số đại chủng sinh, giáo phận và dòng tu trên thế giới là bao nhiêu?
a. Là 89.895 thầy.
b. Là 99.895 thầy.
c. Là 109.895 thầy.
d. Là 119.895 thầy.
103.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) tổng số tiểu chủng sinh, giáo phận và dòng tu trên thế giới là bao nhiêu?
a. Tổng số là 65.714 chủng sinh.
b. Tổng số là 75.714 chủng sinh.
c. Tổng số là 85.714 chủng sinh.
d. Tổng số là 95.714 chủng sinh.
104.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (cập nhật 31.12.2021) các địa phận trực thuộc vào Bộ Truyền giáo trên thế giới là bao nhiêu?
a. Các địa phận trực thuộc vào Bộ Truyền giáo là 821.
b. Các địa phận trực thuộc vào Bộ Truyền giáo là 921.
c. Các địa phận trực thuộc vào Bộ Truyền giáo là 1.121.
d. Các địa phận trực thuộc vào Bộ Truyền giáo là 1.221.
105.Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến thời điểm 2023, trên thế giới có bao nhiêu quốc gia chính thức?
a. Có 104 quốc gia chính thức.
b. Có 184 quốc gia chính thức.
c. Có 204 quốc gia chính thức.
d. Có 254 quốc gia chính thức.
106.Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến thời điểm 2023, Châu Á có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?
a. Có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
b. Có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
c. Có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ.
d. Có 68 quốc gia và vùng lãnh thổ.
107.Châu Á là nơi khởi nguyên của các tôn giáo lớn nào?
a. Kitô giáo khởi nguyên ở Bethlehem, vùng đất Palestine, Tây Á.
b. Hồi giáo khởi nguyên ở bán đảo Ả Rập, Tây Á.
c. Phật giáo hình thành ở chỗ tiếp giáp hai nước Ấn Độ và Nepal./ Ấn Độ giáo khởi nguyên ở Ấn Độ…
d. Cả a, b và c đúng.
108.Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc tính đến thời điểm ngày 26/11/2023 Châu Á có bao nhiêu người?
a. Có 2.767.793.073 người.
b. Có 3.767.793.073 người.
c. Có 4.767.793.073 người.
d. Có 5.767.793.073 người.
109.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) số người Công giáo Châu Á là bao nhiêu?
a. Số người công giáo là 97.227.000.
b. Số người công giáo là 147.227.000.
c. Số người công giáo là 207.227.000.
d. Số người công giáo là 247.227.000.
110.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu giám mục?
a. Châu Á có tổng số Giám mục là 615.
b. Châu Á có tổng số Giám mục là 715.
c. Châu Á có tổng số Giám mục là 815.
d. Châu Á có tổng số Giám mục là 915.
111.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu linh mục?
a. Châu Á có tổng số linh mục là 48.265.
b. Châu Á có tổng số linh mục là 58.265.
c. Châu Á có tổng số linh mục là 68.265.
d. Châu Á có tổng số linh mục là 78.265.
112.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu phó tế vĩnh viễn?
a. Châu Á có tổng số phó tế vĩnh viễn là 154.
b. Châu Á có tổng số phó tế vĩnh viễn là 254.
c. Châu Á có tổng số phó tế vĩnh viễn là 354.
d. Châu Á có tổng số phó tế vĩnh viễn là 454.
113.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu tu sĩ nam?
a. Châu Á có tổng số 9.280 tu sĩ nam.
b. Châu Á có tổng số 10.280 tu sĩ nam.
c. Châu Á có tổng số 11.280 tu sĩ nam.
d. Châu Á có tổng số 12.280 tu sĩ nam.
114.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu tu sĩ nữ?
a. Châu Á có tổng số 114.165 tu sĩ nữ.
b. Châu Á có tổng số 134.165 tu sĩ nữ.
c. Châu Á có tổng số 154.165 tu sĩ nữ.
d. Châu Á có tổng số 174.165 tu sĩ nữ.
115.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu Giáo lý viên?
a. Châu Á có tổng số 278.069 Giáo lý viên.
b. Châu Á có tổng số 328.069 Giáo lý viên.
c. Châu Á có tổng số 378.069 Giáo lý viên.
d. Châu Á có tổng số 478.069 Giáo lý viên.
116.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu đại chủng sinh giáo phận và dòng tu?
a. Châu Á có tổng số 24.719 đại chủng sinh
b. Châu Á có tổng số 34.719 đại chủng sinh
c. Châu Á có tổng số 44.719 đại chủng sinh
d. Châu Á có tổng số 54.719 đại chủng sinh
117.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu tiểu chủng sinh giáo phận và dòng tu?
a. Châu Á có tổng số 15.406 tiểu chủng sinh.
b. Châu Á có tổng số 25.406 tiểu chủng sinh.
c. Châu Á có tổng số 35.406 tiểu chủng sinh.
d. Châu Á có tổng số 45.406 tiểu chủng sinh.
118.Theo “Niên giám Thống kê của Giáo hội” (ngày 31/12/2018) Châu Á có bao nhiêu giáo phận?
a. Châu Á có 244 giáo phận.
b. Châu Á có 344 giáo phận.
c. Châu Á có 404 giáo phận.
d. Châu Á có 444 giáo phận. Gb. Nguyễn Thái Hùng 2.2024 Tham khảo
01.Qua Bí tích gì, chúng ta cùng chung một phẩm giá là con Thiên Chúa?
02. Anh chị em tu sĩ là những người đang sống theo ba lời khuyên Phúc âm, như dấu chỉ sự hiện diện của điều gì giữa trần gian?
03. Trao quyền cho mọi người tham gia là một bổn phận thiết yếu của ai?
04. Nếu không có sự tham gia thực sự của ai, nói về hiệp thông có nguy cơ chỉ còn là một ước vọng đạo đức…?
05. Qua Bí tích Thanh tẩy, chúng ta cùng chung một phẩm giá là con Thiên Chúa, thành viên của gia đình Giáo hội, anh chị em trong Đức Kitô, cùng tham dự vào chức năng nào của Đức Kitô?(gồm 6 ký tự)
06. Anh chị em tu sĩ hãy sống đúng và phát huy đặc sủng của mình, đồng thời cộng tác với các linh mục giáo phận, củng cố đời sống đức tin nơi các tín hữu và tích cực dấn thân trong những hoạt động bác ái và xã hội như chúng ta đang làm, góp phần làm toả sáng hình ảnh ai trong xã hội hôm nay?
07. Do đó, hãy nhiệt thành tham gia và cộng tác chặt chẽ với các linh mục để xây dựng Giáo hội và thực thi sứ mạng gì cho Chúa ở giữa đời?
08. Chúng ta có bổn phận gìn giữ và làm gì để có thể chuyển tải di sản ấy cho các thế hệ tương lai?
Chủ đề của ô chữ là những ký tự ở ô được tô đậm. Chủ đề của ô chữ là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lời giải đáp
118 Câu Trắc Nghiệm
THƯ NĂM MỤC VỤ 2024
01. c. Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội (2024).
02. d. Chỉ a và b đúng.
03. d. Chỉ a và b đúng.
04. a. Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
05. b. Giáo Hội hiệp hành.
06. b. Chúa Thánh Thần.
07. b. Sứ mạng tự bản chất.
08. a. Bí tích Thanh Tẩy.
09. d. Cả a, b và c đúng.
10. d. Một sự đồng trách nhiệm thực sự giữa tất cả các phần tử của Giáo Hội.
11. d. Chỉ a và b đúng.
12. a. Được rửa tội.
13. c. Dân Chúa.
14. c. Giáo hội.
15. d. Cả a, b và c đúng.
16. d. Chỉ a và b đúng.
17. d. Chỉ a và b đúng.
18. a. Đồng trách nhiệm và hiệp thông sâu xa.
19. d. Chỉ a và b đúng.
20. b. Tuân giữ ngày Chúa nhật.
21. a. Là một nhu cầu cấp thiết.
22. a. Nhiệt tình và chủ động tham gia xây dựng Giáo hội.
23. b. Chức tư tế thừa tác.
24. a. Đức Kitô.
25. d. Cả a, b và c đúng.
26. d. Cả a, b và c đúng.
27. d. Chỉ a và b đúng.
28. d. Tổ chức những lớp đào tạo giáo dân.
29. a. Bí tích Thanh Tẩy.
30. b. Nước Trời.
31. d. Chỉ a và b đúng.
32. b. Đức Kitô.
33. d. Chỉ a và b đúng.
34. c. Phép Rửa tội.
35. d. Làm chứng.
36. d. Chỉ a và b đúng.
37. c. Hơn 400 năm.
38. d. Chỉ a và b đúng.
39. d. Chỉ a và b đúng.
40. a. 35 năm các anh hùng tử đạo được phong hiển Thánh.
41. d. Chỉ a và b đúng.
42. b. An bình, thịnh vượng.
GIÁO HỘI VIỆT NAM
43. a. Thầy Inêkhu.
44. b. Năm 1533.
45. a. Vua Lê Trang Tông.
46. c. Giáo sĩ Đắc Lộ.
47. c. Giáo sĩ Đắc Lộ.
48. d. Anh Phanxicô.
49. b. Thầy Anrê Phú Yên (27.7.1644).
50. b. Ông Đỗ Hưng Viễn.
51. a. ĐGH Alexandro VII. (8.9.1659)
52. a. Gm Francois Pallu.
53. a. Thánh cả Giuse.
54. b. Gm Lambert de La Motte.
55. b. Gm Lambert de La Motte.
56. a. Năm 1670.
57. d. Sãi Vương Nguyễn Phúc Nhân (12.1625).
58. d. Giáo sĩ Đắc Lộ.
59. a. Gs JB Messari (23-6-1723).
60. b. Vua Cảnh Thịnh (1798-1800).
61. a. Vua Tự Đức (1848).
62. a. Vua Tự Đức (7.1861)
63. d. Gm E.T Cuénot Thể.
64. c. Phong trào Văn Thân.
65. b. Gm GB. Nguyễn Bá Tòng (1933).
66. b. ĐGH Gioan XXIII (1960).
67. b. Năm 1960.
68. a. Venerabilium Nostrorum (24.11.1960).
69. d. Cả a, b và c đúng.
70. d. Cả a, b và c đúng.
71. d. Cả a, b và c đúng.
72. d. Cả a, b và c đúng.
73.b. Ngày 22.06.1967.
74. c. Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê.
75. d. ĐGH Gioan Phalô II.
76. b. Ngày 19.06.1988.
77. d. ĐGH Gioan Phalô II.
78. c. Có 27 giáo phận.
79. c. Giáo phận Hà tĩnh.
80. d. Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.256.713 người.
81. a. Đang đứng thứ 15.
82. c. Số người Công giáo Việt Nam là 7.709.307 người.
83. b. Có 5.818 linh mục.
84. c. Có 2.733 đại chủng sinh.
85. b. Có 1.943 tiểu chủng sinh.
86. c. Có 283 Dòng tu.
87. c. Có 4.198 nam tu sĩ.
88. b. Có 23.140 nữ tu sĩ.
89. c. Có 64.671 giáo lý viên.
GIÁO HỘI HOÀN VŨ
90. d. Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
91. c. Jorge Mario Bergoglio.
92. b. Thứ 266.
93. c. 13 tháng 3 năm 2013.
94. c. Nước Argentina.
95. c. Dân số thế giới là 7.785.769.000 người.
96. b. Số người Công giáo là 1.375.852.000 người.
97. b. Tổng số giám mục 5.340 vị.
98. b. Tổng số linh mục trên thế giới là 407.872.
99. c. Là 49.176 thầy.
100. c. Là 49.774 người.
101. c. Số nữ tu là 608.958.
102. c. Là 109.895 thầy.
103. d. Là 95.714 chủng sinh.
104. c. Các địa phận trực thuộc vào Bộ Truyền giáo là 1.121.
105. c. Có 204 quốc gia chính thức.
106. c. Có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ.
107. d. Cả a, b và c đúng.
108. c. Có 4.767.793.073 người.
109. b. Số người công giáo là 147.227.000.
110. c. Châu Á có tổng số Giám mục là 815.
111. c. Châu Á có tổng số linh mục là 68.265.
112. c. Châu Á có tổng số phó tế vĩnh viễn là 354.
113. d. Châu Á có tổng số 12.280 tu sĩ nam.
114. d. Châu Á có tổng số 174.165 tu sĩ nữ.
115. c. Châu Á có tổng số 378.069 Giáo lý viên.
116. b. Châu Á có tổng số 34.719 đại chủng sinh.
117. b. Châu Á có tổng số 25.406 tiểu chủng sinh.
118. b. Châu Á có 344 giáo phận.
Ô Chữ Thư Năm Mục vụ 2024
01. Thanh Tẩy.
02. Nước Trời.
03. Giáo hội.
04. Dân Chúa.
05. Ngôn sứ
06. Đức Kitô.
07. Làm chứng.
08. Phát triển.
Chủ đề : Hội Thánh. Gb. Nguyễn Thái Hùng 2024
++++++
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ MỤC VỤ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VỀ GIÁO HỘI THAM GIA
Anh chị em thân mến,
Chúng tôi, các giám mục tham dự Hội nghị thường niên kỳ II năm 2023 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận (TTMV TGP) Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, xin gửi đến anh chị em lời chào thân ái và tình hiệp thông trong Chúa Kitô.
Trong Thư Chung nhân dịp Đại hội Hội đồng Giám mục (HĐGM) năm 2022, chúng tôi đã đề nghị lộ trình mục vụ cho ba năm liên tiếp: Củng cố sự hiệp thông (2023); Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội (2024) và Cùng nhau loan báo Tin Mừng (2025). Chúng tôi ghi nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần Dân Chúa để củng cố sự hiệp thông với Chúa, thể hiện qua việc học hỏi Lời Chúa và những chấn chỉnh kỷ luật Phụng vụ, nhất là Phụng vụ Thánh Thể; và củng cố tình hiệp thông huynh đệ, thể hiện qua đời sống hiệp nhất cộng đoàn và qua những hoạt động bác ái thiết thực. Qua thư này, chúng tôi đề nghị anh chị em tiếp tục sống tình hiệp thông, đồng thời mời gọi anh chị em thực hiện chương trình đã đề ra cho năm 2024 là Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội.
1 - Nền tảng của sự tham gia
Tham gia là một trong ba yếu tố căn bản của Giáo hội hiệp hành. Ở đó, mọi người đều bình đẳng, cộng tác tùy theo ơn gọi của mình và phục vụ lẫn nhau qua các ân huệ đã lãnh nhận từ Chúa Thánh Thần. Việc tham gia xây dựng Giáo hội là sứ mạng tự bản chất của người Kitô hữu. Qua Bí tích Thanh tẩy, chúng ta cùng chung một phẩm giá là con Thiên Chúa, thành viên của gia đình Giáo hội, anh chị em trong Đức Kitô, cùng tham dự vào chức năng tư tế, ngôn sứ và vương đế của Người. Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới lần thứ XVI nêu rõ: “Bí tích Rửa tội tạo ra một sự đồng trách nhiệm thực sự giữa tất cả các phần tử của Giáo hội, được thể hiện qua sự tham gia của tất cả mọi người vào sứ vụ và qua việc xây dựng cộng đoàn Giáo hội tùy theo đặc sủng của mỗi người” (số 20).
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: “Tất cả những người đã được rửa tội đều được mời gọi tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội. Nếu không có sự tham gia thực sự của Dân Chúa, nói về hiệp thông có nguy cơ chỉ còn là một ước vọng đạo đức… Trao quyền cho mọi người tham gia là một bổn phận thiết yếu của Giáo hội!” (Diễn từ khai mạc Thượng HĐGM thế giới XVI, ngày 09/10/2021).
2 - Tầm quan trọng của sự tham gia
Như anh chị em đã biết, Giáo hội công giáo hoàn vũ đang cử hành Thượng HĐGM thế giới lần thứ XVI với chủ đề Hướng tới một Giáo hội hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ. Trong tiến trình chuẩn bị Thượng Hội đồng, mọi thành phần Dân Chúa đều được mời gọi nói lên những ưu tư và kỳ vọng của mình. Hai giám mục Việt Nam được Đức Thánh Cha bổ nhiệm sẽ tham dự phiên họp Đại hội của Thượng Hội đồng tại Rôma vào tháng Mười năm nay. Các ngài đại diện cho Dân Chúa tại Việt Nam, đóng góp ý kiến trong tinh thần đồng trách nhiệm và hiệp thông sâu xa với Giáo hội hoàn vũ.
Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, cùng với những khó khăn trong đời sống và cách hiểu giáo lý chưa đúng, một số giáo dân sống đức tin thụ động và dửng dưng với những hoạt động của cộng đoàn địa phương. Với họ, đời sống đức tin chỉ bao hàm trong việc tuân giữ ngày Chúa nhật. Do đó, thúc đẩy sự tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo hội tại Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết.
3 - Những đề nghị
Một cách cụ thể, chúng tôi muốn nhắn nhủ và mời gọi anh chị em nhiệt tình và chủ động tham gia xây dựng Giáo hội ngay chính nơi mình đang sống và làm việc.
- Anh em linh mục hãy ý thức chức tư tế thừa tác mà mình được lãnh nhận là để phục vụ chức tư tế cộng đồng do Bí tích Rửa tội. Cả hai chức tư tế, theo cách thức riêng của mình, đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô. Do đó, các chủ chăn có chức thánh phải nhìn nhận và phát huy phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội. Các ngài cần sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ, tín cẩn giao phó công tác để họ phục vụ Giáo hội, cho họ tự do và quyền hạn để hành động, hơn nữa, cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện để họ đảm nhận những công việc do chính họ khởi xướng (x. LG 37).
Các linh mục cần tổ chức những lớp đào tạo giáo dân, giúp họ hiểu đúng về vai trò, bổn phận, ơn gọi và sứ mạng của họ trong Giáo hội. Tại các giáo xứ, linh mục và tu sĩ không kiêm nhiệm hết mọi việc thay thế giáo dân, nhưng hướng dẫn và đồng hành để giúp họ chu toàn ba chức năng của Bí tích Thanh tẩy.
- Anh chị em tu sĩ là những người đang sống theo ba lời khuyên Phúc âm, như dấu chỉ sự hiện diện của Nước Trời giữa trần gian, đồng thời dấn thân vào mọi môi trường của xã hội, như muối và ánh sáng giữa đời. Anh chị em hãy sống đúng và phát huy đặc sủng của mình, đồng thời cộng tác với các linh mục giáo phận, củng cố đời sống đức tin nơi các tín hữu và tích cực dấn thân trong những hoạt động bác ái và xã hội như chúng ta đang làm, góp phần làm toả sáng hình ảnh Đức Kitô trong xã hội hôm nay.
- Anh chị em giáo dân hãy ý thức về sứ mạng và vai trò của mình trong Giáo hội. Nhờ phẩm giá chung do phép Rửa tội, anh chị em là những người đồng trách nhiệm với tất cả các linh mục và tu sĩ nam nữ, đối với sứ mệnh của Giáo hội. Anh chị em không những thuộc về Giáo hội mà là Giáo hội (x. Christifideles laici, số 9). Do đó, hãy nhiệt thành tham gia và cộng tác chặt chẽ với các linh mục để xây dựng Giáo hội và thực thi sứ mạng làm chứng cho Chúa ở giữa đời.
Cách riêng, các thành viên Hội đồng Mục vụ giáo xứ, giáo lý viên, thừa tác viên ngoại thường của Bí tích Thánh Thể, những người đặc trách Phụng vụ, thành viên của các hiệp hội và hội đoàn, cần có đời sống nội tâm và học hỏi giáo huấn của Giáo hội để tham gia các sinh hoạt với tinh thần siêu nhiên, tích cực nhiệt thành mà vẫn luôn hiệp thông hài hòa với các linh mục, tu sĩ và cộng đoàn.
Anh chị em thân mến,
Di sản đức tin của hơn 400 năm loan báo Tin Mừng tại Việt Nam được trao phó cho chúng ta. Di sản ấy đã phải đánh đổi bằng lao nhọc của các bậc Tiền nhân và máu các Thánh tử đạo. Chúng ta có bổn phận gìn giữ và phát triển, để có thể chuyển tải di sản ấy cho các thế hệ tương lai. Xin anh chị em cùng với chúng tôi, theo bậc sống và khả năng Chúa ban, xây dựng một Giáo hội hiệp hành như chúng ta mong muốn.
Năm 2023 này, Giáo hội công giáo Việt Nam kỷ niệm 35 năm các anh hùng tử đạo được phong hiển Thánh (1988-2023). Đây là dịp để chúng ta học hỏi về lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam, về gương anh hùng của các bậc Tiền nhân, qua đó chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa, nguyện bước tiếp thế hệ đi trước, viết lên những trang sử hào hùng của Giáo hội, dấn thân làm chứng cho Chúa và góp phần xây dựng Quê hương an bình, thịnh vượng.
Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Cả Giuse, và các Thánh tử đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Chúc anh chị em luôn mạnh khoẻ, bình an và tràn đầy niềm vui trong ơn Chúa.
TTMV TGP Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2023
(đã ký)+ Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám mục Giáo phận Phan Thiết
Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam
(đã ấn ký)+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng Giám mục TGP Sài Gòn - Tp. HCM
Chủ tịch HĐGM Việt Nam