Nga chặn các trang web Công giáo

Thứ ba - 15/10/2024 08:15 |   89
Theo báo cáo của một nhóm quan sát về nhân quyền, Nga tiếp tục chặn một số trang web tôn giáo ngoài nước
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (3)
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (3)

Nga chặn các trang web Công giáo và các tôn giáo khác

Theo báo cáo của một nhóm quan sát về nhân quyền, Nga tiếp tục chặn một số trang web tôn giáo ngoài nước, tài khoản mạng xã hội và ứng dụng từ một số quốc gia, ngăn cản những người theo nhiều tín ngưỡng khác nhau truy cập thông tin và tham gia đối thoại.

 

Vatican News

Hôm 4/10/2024, Forum 18 - một tổ chức nhân quyền của Na Uy trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tư tưởng và lương tâm - đã đăng một danh sách cập nhật các trang web bị ảnh hưởng.

Felix Corley, biên tập viên và nhà nghiên cứu của Forum 18, lưu ý rằng lệnh cấm cũng có hiệu lực ở các khu vực do Nga chiếm đóng của Ucraina.

Trong số các kênh bị chặn ở Nga là trang web Katolik.Life của Belarus, một sáng kiến riêng tư, tự nguyện của một cá nhân ẩn danh mô tả cuộc sống Công giáo hiện tại và lịch sử ở quốc gia đó. Một số người ở Nga cho biết họ đã không thể truy cập vào trang web này kể từ tháng 6.

Katolik.Life - trang web có trung bình hơn 1.000 lượt truy cập mỗi ngày cho biết trang web này cũng đã bị chặn ở chính Belarus do “quyết định của Bộ Thông tin”.

Cũng bị Nga chặn kể từ tháng 3/2022 là trang web của Dịch vụ thông tin tôn giáo của Ucraina, hay RISU, do Viện Tôn giáo và Xã hội của Đại học Công giáo Ucraina thành lập.

RISU được nhận định là “tạo ra các báo cáo, tin tức, bình luận, v.v. theo cách rất trung lập, (để) người dân có thể đọc và đồng ý hoặc không đồng ý với các ấn phẩm. Đây không phải là trang web khuyến khích hoặc kích động bất kỳ ai”.

“Forum 18” phát hiện ra rằng lệnh cấm của Nga mở rộng đến các trang web “liên quan đến Chứng nhân Giêhôva… các trang web Hồi giáo liên quan đến nhà thần học Said Nursî (bị chặn vì “cực đoan”); một trang web ủng hộ những người LGBT+ trong các cộng đồng tôn giáo; các trang web tôn giáo chỉ trích cuộc chiến của Nga chống lại Ucraina, bao gồm cả Christian Against War và Christianity Today”, “các trang web tôn giáo của Ucraina, các trang mạng xã hội của những người phản đối chiến tranh vì lý do tôn giáo, các trang tin tức và tổ chức phi chính phủ đưa tin về các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng”.

 Tags: Nga, nhân quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây