Giáo hội Trung Quốc : hiệp thông với Giáo hội

Thứ bảy - 19/10/2024 06:12 |   92
hai Giám mục Trung Quốc tham gia Thượng Hội đồng đã chia sẻ về đức tin và sự hiệp thông của người Công giáo Trung Quốc.
cq5dam thumbnail cropped 750 422
cq5dam thumbnail cropped 750 422

Giám mục Trung Quốc tại Thượng HĐGM: Chúng tôi hiệp thông với Giáo hội

Bên lề Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục thứ 16 đang diễn ra tại Vatican, hai Giám mục Trung Quốc tham gia Thượng Hội đồng - Đức Cha Giuse Dương Vĩnh Cường (Yang Yongqiang), Giám Mục Hàng Châu, thủ phủ của Tỉnh Chiết Giang, và Đức Cha Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu), Giám Mục Hạ Phố - đã chia sẻ về đức tin và sự hiệp thông của người Công giáo Trung Quốc.

 

Đức Cha Giuse Dương Vĩnh Cường chia sẻ: “Giáo hội tại Trung Quốc cũng giống như Giáo hội Công giáo ở các quốc gia khác trên thế giới: chúng tôi cùng chung một đức tin, cùng chung một phép rửa tội và tất cả chúng tôi đều trung thành với Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

Đức Cha nói thêm: “Chúng tôi theo đuổi tinh thần truyền giáo ‘trở thành tất cả cho mọi người’. Chúng tôi thực sự thích nghi với xã hội, phục vụ xã hội, theo đuổi định hướng đưa Công giáo “hội nhập vào văn hóa Trung Quốc” và rao giảng Tin Mừng. Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc đã khởi xướng các cuộc trao đổi tích cực với các cộng đồng Công giáo trên khắp thế giới dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi tiến hành trao đổi về các chủ đề như truyền giáo và chăm sóc mục vụ trong Giáo hội, các dịch vụ xã hội và nghiên cứu thần học; chúng tôi tích cực tham gia các cuộc họp quốc tế và hoạt động cầu nguyện của các tôn giáo vì hòa bình; chúng tôi cố gắng trở thành ‘ánh sáng và muối’ cho hòa bình thế giới và thúc đẩy một cộng đồng nơi nhân loại có thể chia sẻ vận mệnh; cuối cùng, chúng tôi thúc đẩy phát triển thông qua nhiều loại dự án khác nhau”.

Còn Đức Cha Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc, trong bài chia sẻ, đã nhắc lại hình ảnh của nhà truyền giáo Dòng Tên, Cha Matteo Ricci, và “thí nghiệm” của cha nhằm “thích ứng Phúc âm Kitô giáo cho phù hợp với các tập tục khác nhau của con người”. Cha nói rằng “Là một Giáo hội hiệp hành tham gia vào sứ mạng truyền giáo có nghĩa là tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của những câu chuyện, nền văn hóa và truyền thống khác nhau trong hành trình tìm kiếm mục tiêu cuối cùng của nhân loại, đó là Thiên Chúa”.

Đức Cha cũng cho biết rằng Giáo hội Trung Quốc phải “giải quyết những thách thức mà hôn nhân hỗn hợp đặt ra đối với giáo dục gia đình; làm thế nào để thích ứng với luật pháp và quy định của địa phương; hoặc làm thế nào để giải quyết sự nhầm lẫn tồn tại trong giáo dân giữa các niềm tin dân gian và một số khía cạnh của văn hóa truyền thống”. Ngài kết luận rằng “việc học hỏi một cách khiêm nhường từ cả những kinh nghiệm lịch sử và hiện tại là một cách quan trọng để truyền giáo, tức là phân định con đường mới mà Chúa đang chỉ ra cho Giáo hội”.

Nguồn tin Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây