Chứng thư - Chứng nhận

Thứ tư - 02/04/2025 05:59 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   24
Để được Chúa chứng nhận, ta cần nố lực nhiều trong việc nghe và thực hành Lời Chúa. Đó là một chứng nhận tốt nhất mà ta có thể có được.
Chứng thư - Chứng nhận

Chứng thư - Chứng nhận

 
 
Thông thường để được người khác hoặc một tổ chức khác công nhận danh tính của một người được cử đến. Họ cần có một chứng thư hay một giấy chứng nhận tư cách của người đó hoặc sự bổ nhiệm của người có thế giá. Chứng nhận của người có thế giá thì người được chứng nhận càng có thế giá.

Gioan là một ngôn sứ có thế giá trong cộng đồng dân Israel, xác nhận về Chúa Giêsu: “Đây là chiên Thiên Chúa, Đây Đấng xoá tội trần gian”, nhưng Chúa Giêsu bảo có một Đấng thế giá hơn rất nhiều là Chúa Cha chứng nhận cho Người: “Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, chính Người cũng đã làm chứng cho tôi” (Ga 5, 37).

Chúa Giêsu được Chúa Cha chứng nhận do Chúa Giêsu vâng phục Chúa Cha mọi đàng. “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người là tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa" (Pl 2, 6 – 11).

Để được Chúa chứng nhận, ta cần nố lực nhiều trong việc nghe và thực hành Lời Chúa. Đó là một chứng nhận tốt nhất mà ta có thể có được.


L.m Giuse Hoàng Kim Toan


Đọc thêm:

Trong “Thiền Luận” của tác giả Suzuki. Chứng từ của người có thế giá là một chứng thực quan trọng cho một người đến với tư cách sứ giả, hoặc được sai đến hoặc để nhập môn.

Trong nghi thức nhập môn trong Thiền Lâm Tế (Rinzai Zen). Họ phải trải qua:
Người xin học thường phải gõ cửa chùa nhiều lần và có thể bị từ chối để kiểm tra sự kiên trì dù đã có chứng thực của vị hoà thượng của Chùa đã tu tập trước đó. Ngồi chờ ngoài cổng: Ở nhiều thiền viện Nhật Bản, người xin nhập môn phải quỳ hoặc ngồi thiền ngoài cổng trong nhiều ngày (có thể lên đến 3 ngày) bất chấp mưa gió, đói rét. Thầy kiểm tra tâm chân thành: Nếu vị trụ trì cảm thấy người xin học có đủ thành ý, họ mới cho phép nhập môn.

Thời gian tập sự:(SHUGYŌ)
Sau khi được chấp nhận, người mới nhập môn phải trải qua giai đoạn rèn luyện khắc nghiệt: Trước khi được học Thiền chính thức, người nhập môn phải làm các công việc như quét dọn, nấu ăn, bổ củi, lấy nước. Điều này giúp họ rèn luyện tâm khiêm tốn.Thực hành Zazen (tọa thiền). Người tập sự phải ngồi thiền mỗi ngày, thường là nhiều giờ liên tục. Tham vấn riêng với thầy (Dokusan), người học thường phải trình bày suy nghĩ của mình về một công án (koan) cho thầy, và có thể bị đánh bằng gậy nếu trả lời không đúng.

Nếu vượt qua thời gian thử thách, người học có thể được chấp nhận là môn sinh chính thức. Trong Thiền Lâm Tế, học trò có thể được giao một công án (koan) để thiền quán và phải trả lời thầy theo cách không lý luận mà bằng trực giác. Khi đạt được một mức độ giác ngộ nhất định (Satori), họ có thể nhận được chứng nhận từ thầy và tiếp tục con đường tu tập sâu hơn.
 Tags: Chứng nhận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây